Hôn nhân là kết quả của quá trình tìm hiểu, yêu nhau giữa hai người. Dưới góc độ pháp lý việc nam, nữ lấy nhau thành vợ, chồng phụ thuộc vào việc thừa nhận của nhà nước. Ở Lâm Đồng để được nhà nước thừa nhận và bảo vệ thì cần phải có những điều kiện gì, bài viết dưới đây sẽ phân tích và làm rõ các điều kiện để đăng ký kết hôn ở Lâm Đồng.
Tuổi kết hôn ở Lâm Đồng
Điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ quy định: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”.
Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa.
Độ tuổi kết hôn quy định trong Luật HN&GĐ năm 2014 được tính khác hơn so với các văn bản Luật trước đó. Cách tính tuổi theo luật hiện hành là tính tuổi tròn, tức là khi đủ 12 tháng mới tính một tuổi.
VD: anh Trần Văn A sinh ngày 30/01/2000 thì phải đến ngày 30/01/2020 mới đủ 20 tuổi, khi đó anh A mới đủ tuổi kết hôn.
Kết hôn dựa trên sự tự nguyện của hai bên
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định (điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ).
Quy định này dựa trên nguyên tắc tự nguyện tiến bộ, một vợ một chồng. Tự nguyện kết hôn là việc hai bên nam nữ thể hiện sự đồng ý trở thành vợ chồng của nhau, mỗi bên không bị tác động ý chí của bên kia hay của bất kỳ ai khiến cho họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Sự tự nguyện hoàn toàn này là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân tồn tại lâu dài bền vững.
Bất kỳ trường hợp kết hôn nào mà không có sự tự nguyện của hai bên nam nữ thì đều bị coi là kết hôn trái pháp luật. Những hành vi cưỡng ép, lừa dối để kết hôn hoặc cản trở việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ đều bị cấm.
Người kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự
Theo điểm c khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ quy định người kết hôn phải là người “Không bị mất năng lực hành vi dân sự”.
Khi tham gia vào các giao dịch dân sự nói chung và quan hệ HN&GĐ nói riêng, chủ thể phải có đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người “do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình” được tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan và trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền.
Điều này là hoàn toàn hợp lý vì những người không nhận thức được hành vi thì không thể có khả năng thể hiện một cách đúng đắn ý chí của mình trong vấn đề kết hôn, không tự thể hiện sự tự nguyện trong hôn nhân. Hơn thế nữa họ cũng thể thực hiện các nghĩa vụ làm vợ, làm chồng, làm bố mẹ trong gia đình.
>>Bạn đã biết chưa: Thủ tục đăng ký kết hôn của người Việt Nam trong nước
Việc kết hôn ở Lâm Đồng không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
Ngoài các quy định ở trên, Luật HN&GĐ còn quy định một số trường hợp cấm kết hôn như sau:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo: Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đã có định nghĩa rất cụ thể về kết hôn giả tạo (khoản 11 Điều 3) theo đó: “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”. Trên thực tế không ít những trường hợp kết hôn giả để nhập cư, trốn tránh nghĩa vụ phải thực hiện trong nước.
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Từ đó có thể hiểu rằng những người đang có vợ, có chống bị cấm kết hôn với nhau và cũng bị cấm kết hôn với những người không có vợ, không có chồng.
Xuất phát từ bản chất chế độ hôn nhân một vợ một chồng, chỉ có hôn nhân một vợ một chống mới bảo đảm bền vững và hạnh phúc gia đình, vợ chồng thực sự yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Điều này cũng tạo nên sự thống nhất với Hiến pháp năm 2013 theo nguyên tắc một vợ một chống.
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Xét về mặt khoa học, việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ gần gũi nhau là nhằm đảm bảo sức khỏe và sự lành mạnh nòi giống. Như vậy thì “phạm vị cấm kết hôn” càng rộng càng tạo những điều kiện tốt hơn cho việc tổ hợp gen tạo nên những cơ thể mới với những đặc điểm sinh học vượt trội hơn, đảm bảo sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của thê hệ mới.
Xét về mặt đạo đức, quan hệ huyết thống gần mà kết hôn với nhau sẽ làm đảo lộn trật tự gia đình, làm mất đi sự ổn định trong gia đình, phá vỡ sự lành mạnh trong quan hệ giữa các thế hệ.
Quy định như vậy là đúng đắn, bảo đảm thuần phong mỹ tục của dân tộc và bảo đảm thực hiện các nguyên tắc của cuộc sống, nhằm làm ổn định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Đây vừa là quy định của pháp luật vừa là quy tắc đạo đức.
Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Theo khoản 2 Điều 8 Luật HN&GĐ quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.” Đây là một quy định mới mang tính nhân văn hơn so với các bộ luật trước đó. Nếu như trước đây nhà nước cấm kết hôn giữa những người đồng giới tính thì bây giờ đã có sự mềm mỏng hơn trong câu chữ, ý chí (không cấm nhưng cũng không thừa nhận).
Không cho người đồng giới tính kết hôn với nhau tức là chỉ những cặp một nam một nữ mới được kết hôn và được Nhà nước công nhận là hợp pháp. Những người cùng giới tính không thể có hôn nhân hợp pháp và được pháp luật bảo vệ.
Kết hôn để tạo lập gia đình và duy trì giống nòi. Tuy nhiên, những người cùng giới tính với nhau không thể thực hiện được mục đích trên, đi ngược lại với quy luật tự nhiên, không phù hợp với đạo đức xã hội và thuần phông mỹ tục của người Việt Nam.
Trên thực tế có trường hợp nhầm lẫn về giới tính khi họ sinh ra, dân đến việc xác định giới tính không đúng giới tính trong giấy khai sinh. Xét về mặt sinh học thì họ là nam (hay nữ) nhưng có dị dạng về cơ thể dẫn đến có sự ngộ nhận về giới tính. Những trường hợp như thế đã có cơ sở xác định sự ngộ nhận về giới tính. Pháp luật Việt Nam hiện nay không ghi nhận việc cho phép thay đổi giới tính, chỉ ghi nhận việc xác định lại giới tính. Điều 3 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/08/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính đã quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, trình tự đối với việc xác định lại giới tính trên nguyên tắc: “đảm bảo mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình” và “việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính”. Theo đố, sau khi đã xác định lại giới tính thì người đó được đăng ký hộ tịch theo giới tính mới của mình và được cải chính giới tính. Như vậy, sau khi xác định lại giới tính họ hoàn toàn có quyền kết hôn mà không vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014.
>>Xem ngay: Luật sư ở Lâm Đồng
Dịch vụ Luật Sư tư vấn Hôn nhân và gia đình
Trên đây là nội dung nghiên cứu về điều kiện đăng ký kết hôn ở Lâm Đồng, nếu Quý khách hàng có thắc mắc hay bất kỳ vấn đề liên quan cần luật sư về điều kiện đăng ký kết hôn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Công ty Luật TNHH Kiến Việt
- Website: luatkienviet.com
- Phone: 0386579303
- Email: contact@luatkienviet.com
- Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet
Xin cảm ơn!