Nên giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài hay Tòa án câu hỏi thường xuyên được đặt ra bởi các doanh nghiệp khi xảy ra mâu thuẫn trong quá trình hoạt động. Việc lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, chi phí và thời […]
Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Khi đối mặt với những rắc rối pháp lý phức tạp trong quá trình kinh doanh, việc tìm kiếm luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại là vô cùng cần thiết.. Bài viết này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về các loại tranh chấp, phương thức giải quyết, quy trình khởi kiện và vai trò của luật sư trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại
Các loại hình tranh chấp thương mại phổ biến
Tranh chấp thương mại là cuộc xung đột pháp lý phát sinh từ các giao dịch thương mại, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Hiểu rõ các loại hình tranh chấp thương mại phổ biến sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp chủ động phòng ngừa và có giải pháp xử lý phù hợp khi xảy ra tranh chấp. Các loại hình tranh chấp thương mại phổ biến thường gặp bao gồm:
- Tranh chấp hợp đồng là loại hình tranh chấp phổ biến nhất, phát sinh từ việc một hoặc cả hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết. Chẳng hạn như vi phạm nghĩa vụ giao hàng, thanh toán, …
- Tranh chấp về sở hữu trí tuệ (sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,…) và chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức vì mục đích lợi nhuận
- Tranh chấp liên quan đến đầu tư phát sinh từ các hoạt động đầu tư, bao gồm tranh chấp về hợp đồng đầu tư, chia sẻ lợi nhuận, chuyển nhượng vốn,…
- Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, là các tranh chấp có ít nhất một trong ba yếu tố sau: (i) một bên hoặc các bên quan hệ có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở nước ngoài (đối với pháp nhân – nơi có trụ sở ở nước ngoài); (ii) tài sản – đối tượng của quan hệ ở nước ngoài; (iii) sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài.
Quy trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Hoà giải
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Ưu điểm của phương thức này là sự linh hoạt, giúp các bên có thể tự do đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể của mình. Bên cạnh đó, quy trình hòa giải thường diễn ra nhanh hơn so với tố tụng trọng tài hay tố tụng Tòa án. Hòa giải giúp các bên duy trì mối quan hệ hợp tác, tránh gây tổn hại đến uy tín của các cá nhân và doanh nghiệp.
Theo Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP , việc hòa giải phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
Tham khảo thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Khởi kiện trọng tài hoặc toà án
Trọng tài
Trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp dân sự ngoài tòa án, trong đó các bên tự nguyện giao một hoặc một hội đồng trọng tài có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng về vụ việc. Phương thức này ngày càng được các doanh nghiệp lựa chọn bởi những ưu điểm nổi bật so với việc tố tụng tòa án.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Đối với phương thức này, các bên phải có sự thỏa thuận thì mới có thể áp dụng.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được quy định tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 bao gồm:
- Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Tham khảo thêm: Nên giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài hay Tòa án
Tòa án
Tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, trong đó bao gồm cả các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại. Khi các bên không thể tự thỏa thuận hoặc thông qua trọng tài để giải quyết mâu thuẫn, họ có thể lựa chọn đưa vụ việc ra tòa. Quy trình, thủ tục tố tụng tại Tòa án được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Đây là phương thức truyền thống và đảm bảo an toàn cho các cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên các bên cần cân nhắc vì tố tụng Tòa án thông thường sẽ làm mất nhiều thời gian, công sức. Quy trình khởi kiện tại toà án thường bao gồm các bước cơ bản:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Đơn khởi kiện: Soạn thảo theo mẫu quy định, ghi rõ yêu cầu, căn cứ pháp lý, chứng cứ.
- Chứng cứ: Hợp đồng, hóa đơn, biên bản giao nhận, thư từ,… chứng minh yêu cầu của bạn.
- Tài liệu khác: Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, giấy tờ liên quan đến vụ việc.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện:
- Nơi nộp: Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án (thường là toà án cấp huyện nơi bị đơn có trụ sở hoặc nơi thực hiện hợp đồng).
- Nộp tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Tòa án thụ lý giải quyết vụ án:
- Tòa án sẽ tổ chức hòa giải giữa các bên nhằm tìm kiếm giải pháp thỏa thuận.
- Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ mở phiên tòa để xét xử vụ án.
- Quá trình xét xử các bên trình bày quan điểm, đưa ra chứng cứ…
- Tòa án sẽ ra quyết định cuối cùng về vụ án.
Tham khảo thêm:Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án
Vai trò của luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Vai trò của luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại đóng vai trò quan trọng, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng:
- Tư vấn cho khách hàng hiểu rõ quy định pháp luật và hướng giải quyết cho tranh chấp mà khách hàng đang gặp phải.
- Phân tích ưu điểm và yếu điểm của khách hàng trong vụ tranh chấp để lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Giúp khách hàng đánh giá và lường trước các rủi ro có thể gặp phải và chuẩn bị các cách để ứng phó.
- Tư vấn cho khách hàng lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất, có thể là thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc Tòa án.
- Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, luật sư sẽ giúp khách hàng tăng khả năng thành công trong việc giải quyết tranh chấp.
- Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí bằng cách xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp thương mại một cách hiệu quả.
Tiêu chí lựa chọn luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại
Khi đối mặt với các tranh chấp thương mại, việc lựa chọn một luật sư tố tụng, tư vấn giải quyết tranh chấp phù hợp là vô cùng quan trọng. Một luật sư giỏi không chỉ giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp mà còn đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số tiêu chí giúp các bên lựa chọn được luật sư tư vấn phù hợp:
- Có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tranh chấp thương mại, đặc biệt là loại hình tranh chấp mà doanh nghiệp đang gặp phải (ví dụ: tranh chấp hợp đồng, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh không lành mạnh).
- Số lượng vụ án mà luật sư đã từng tham gia cũng như thành tích trong các tranh chấp đã tham gia
- Có kiến thức sâu rộng và cập nhật về các quy định pháp luật liên quan đến thương mại, dân sự, tố tụng dân sự.
- Có khả năng giao tiếp tốt, rõ ràng và mạch lạc để giải thích các vấn đề pháp lý phức tạp cho khách hàng.
- Không chỉ tập trung vào vấn đề pháp lý mà còn xem xét các yếu tố khác như kinh doanh, tài chính để đưa ra lời khuyên toàn diện.
- Trung thực với khách hàng về tình hình vụ án, khả năng thắng kiện và các rủi ro có thể xảy ra
- Có trách nhiệm và cam kết làm việc hết mình để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là dịch vụ pháp lý cung cấp bởi các công ty luật hoặc luật sư tư vấn, nhằm hỗ trợ khách hàng giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Dịch vụ này bao gồm:
- Tư vấn pháp lý bằng cách đánh giá tình hình, phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp, đưa ra các giải pháp khả thi.
- Đại diện cho khách hàng trong các cuộc đàm phán, hòa giải, trọng tài hoặc tại tòa án.
- Lập kế hoạch hành động cụ thể, xây dựng các lập luận pháp lý để bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
- Hỗ trợ khách hàng trong việc chuẩn bị hồ sơ, thực hiện các thủ tục tố tụng và thi hành án.
Phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Phí thuê luật sư để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là một vấn đề mà nhiều khách hàng quan tâm. Chi phí này thường dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ quy mô và phức tạp của vụ việc, đến kinh nghiệm và uy tín của luật sư. Các yếu tố ảnh hưởng đến phí thuê luật sư:
- Quy mô và phức tạp của vụ việc: các vụ án lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý thường có mức phí cao hơn so với các vụ án nhỏ, đơn giản.
- Giai đoạn của vụ việc: Phí tư vấn ban đầu, phí soạn thảo văn bản pháp lý, phí tham gia các phiên tòa, phí kháng cáo,… đều có mức phí khác nhau.
- Luật sư có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao thường có mức phí cao hơn.
- Các công ty luật có thương hiệu uy tín, đội ngũ luật sư chất lượng thường có mức phí cao hơn.
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là một vấn đề cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bằng cách hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp, khách hàng có thể tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn pháp lý, dịch vụ luật sư liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt theo hotline 0386579303 để được hỗ trợ.
Khiếu nại hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một công cụ quan trọng để các doanh nghiệp và người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi của mình trước những hành vi cạnh tranh thiếu công bằng. Việc các doanh nghiệp ngang nhiên vi phạm quy định cạnh tranh không chỉ gây thiệt hại […]
Quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng là một quyền lợi quan trọng, được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản pháp luật liên quan. Quyền này đảm bảo cho người tiêu dùng có thể lựa chọn tòa án có thẩm […]
Giải quyết tranh chấp về bảo hành khi mua bán hàng hóa là quá trình nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng bởi hiện không ít trường hợp xảy ra tranh chấp giữa người mua và người bán về các điều khoản này. Những tranh chấp này không chỉ gây phiền phức cho […]
Giải quyết tranh chấp bảo mật và không cạnh tranh bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế cho tố tụng tại Tòa án. Nếu có đủ các yếu tố chứng minh tính độc lập của thỏa thuận bảo mật và không cạnh tranh (NDA) thì việc lựa chọn giải quyết […]
Giải quyết tranh chấp góp vốn đi buôn bán, kinh doanh là vấn đề thường gặp trong hoạt động kinh tế, vì khi có tranh chấp sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của thành viên góp vốn khi hợp tác kinh doanh và hoạt động chung của doanh nghiệp. Việc giải quyết tranh chấp […]
Tư vấn giải quyết tranh chấp góp vốn kinh doanh được thực hiện bởi luật sư là hoạt động cần thiết giúp các bên giải quyết các vấn đề liên quan đến việc góp vốn một cách hiệu quả và kịp thời. Trong quá trình hợp tác góp vốn, các bên có thể phát sinh […]
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và thường được các doanh nghiệp lựa chọn, không chỉ đối với các tranh chấp trong nước, mà còn các tranh chấp quốc tế. Bởi tính minh bạch cũng như tự do thỏa thuận, không bị giới hạn về khuôn khổ cứng […]
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại không phải một phương thức quá xa lạ, cùng với việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Tuy nhiên so với Tòa án thì chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có đôi chút phức tạp hơn. Cùng tìm hiểu rõ […]
Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là một hoạt động có tính chất phức tạp hiện nay. Theo đó, tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể mang tính quốc tế này được giải quyết bằng tòa án hoặc trọng tài thương mại, nếu không giải quyết được bằng thương […]
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng mà chúng ta có thể bắt gặp nhiều khi thực hiện kinh doanh. Có rất nhiều phương pháp giải quyết, trong đó giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án được sử dụng khi hai bên không thể tiến hành hòa giải. Vậy khi […]
Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại là giải pháp được nhiều người lựa chọn khi các bên xảy ra tranh chấp trong hoạt động thương mại. Phương thức hòa giải mang lại rất nhiều ưu điểm cho người lựa chọn bởi tính bảo mật, tiết kiệm thời gian, các bên […]
Tranh chấp thương mại là một vấn đề không thể tránh khỏi trong hoạt động thương mại. Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, trong đó phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng là giải pháp đơn giản, hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất. Bài […]
Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chất tư, được các bên tự nguyện lựa chọn và thỏa thuận với nhau dựa trên các nguyên tắc mà pháp luật quy định. Khi có tranh chấp thương mại xảy ra, lựa chọn trọng tài thương mại có thể giúp […]
Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, hòa giải hay ra phán quyết cho các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế giữa các thương nhân trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ, hợp đồng […]
- 1
- 2