Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai là quá trình phức tạp và cần nhiều thời gian vì hệ thống pháp luật đất đai vẫn chưa thực sự hoàn thiện và khi giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền cần rất nhiều quy trình. Vì vậy bài viết sau đây sẽ trình bày chi tiết những nguyên nhân, các dạng tranh chấp thường gặp, phương thức, thủ tục và những lưu ý khi giải quyết đối với loại tranh chấp này.

Giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai

Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên có giá trị cao. Chính vì vậy mà hiện nay, các vụ việc tranh chấp đất diễn ra ngày càng nhiều và vô cùng phức tạp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai cụ thể như:

  • Chính sách đất đai chưa phù hợp, chặt chẽ và chậm đổi mới đã tạo cơ sở cho việc lấn chiếm đất đai diễn ra khá phổ biến, song chưa được giải quyết và xử lý kịp thời.
  • Nhà nước chia, tách, nhập hoặc thành lập mới những đơn vị hành chính trong những năm gần đây dẫn đến việc phân địa giới hành chính không rõ ràng, cụ thể.
  • Công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn nhiều bất cập, cán bộ, nhân viên quản lý đất đai nhiều nơi năng lực còn yếu kém.
  • Các chính sách, pháp luật về đất đai chưa đồng bộ, nhiều văn bản còn chồng chéo nhau. Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật đất đai chưa được coi trọng, làm cho nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đất đai của Nhà nước chưa được phổ biến sâu rộng trong nhân dân.

Các dạng tranh chấp đất đai thường gặp

Tranh chấp về đất đai bao gồm 03 dạng thường gặp:

  • Dạng 1: Tranh chấp về quyền sử dụng đất. Là tranh chấp của các chủ thể về việc sở hữu quyền sử dụng đất (những tranh chấp giữa các bên liên quan với nhau về việc ai sẽ có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó đang tranh chấp).
  • Dạng 2: Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất. Là tranh chấp liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu quyền sử dụng đất với các chủ thể khác khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất.
  • Dạng 3: Tranh chấp liên quan đến đất. là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất.

Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai

Phương thức giải quyết tranh chấp đất đai

Phương thức giải quyết tranh chấp đất đai

Để giải quyết các tranh chấp về đất đai có thể áp dụng 03 phương thức sau:

Hòa giải

Đây là phương thức dựa trên sự tự nguyện, thiện chí giữa các bên. Các bên trong tranh chấp tự mình hoặc thông qua bên thứ ba thương lượng, đưa ra phương án phù hợp, đảm bảo lợi ích giữa các bên. Tuy nhiên, phương thức này chỉ thực sự đạt hiệu quả nếu hai bên thiện chí, tự nguyện áp dụng.

Đề nghị UBND có thẩm quyền giải quyết

Căn cứ Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự có thể lựa chọn hình thức giải quyết: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền.

Tòa án

Tòa án là cơ quan quyền lực nhà nước, có chức năng xét xử. Khi xảy ra tranh chấp, nếu các bên không tự thương lượng được thì có thể lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp. Tòa án sẽ xem xét giải quyết, bản án của Tòa án mang tính cưỡng chế thi hành, bắt buộc các bên phải thực hiện. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án thường tốn nhiều thời gian và chi phí.

Tham khảo thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Để giải quyết tranh chấp đất đai cần tuân theo thủ tục sau:

Bước 1: Yêu cầu ủy ban nhân dân xã, phường hòa giải

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Lưu ý: Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất thì bắt buộc hoà giải tại uỷ ban nhân dân.

Bước 2: Ngay sau khi hòa giải không thành thì các bên có quyền chọn như sau:

Đối với trường hợp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ tương đương thì các bên khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp.

Đối với trường hợp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ tương đương thì các bên có thể chọn nộp Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên UBND cấp có thẩm quyền (cấp huyện hoặc cấp tỉnh tùy thuộc vào chủ thể tham gia tranh chấp) hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Bước 3: Tòa án thụ lý

Nếu hồ sơ đã đầy đủ Tòa án thông báo nộp tạm ứng án phí. Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai. Sau đó Tòa sẽ ra thông báo thụ lý vụ án. Trong trường hợp chưa đủ hồ sơ thì Tòa án sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện hoặc trả, chuyển đơn nếu không thuộc thẩm quyền.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử

Toà án chuẩn bị xét xử, mở các phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải. Ở giai đoạn này nếu các bên có thể thỏa thuận được với nhau về hướng giải quyết tranh chấp thì Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự và kết thúc vụ án. Trong trường hợp hòa giải không thành Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Bước 5: Nhận bản án

  • Sau khi Tòa sơ thẩm xét xử và ban hành bản án, các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
  • Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị bản án trong thời hạn 15 ngày, viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tuyên án.

Sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị nêu trên mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật

Những điều cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất đai

Để nắm được những vấn đề quan trọng để giải quyết tranh chấp đất đai cần lưu ý những điều sau:

  • Thứ nhất, hòa giải ở cơ sở. Theo quy định của pháp luật, trước khi nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai, người yêu cầu giải quyết phải nộp đơn đến UBND xã nơi có đất đang tranh chấp để hòa giải (tuy nhiên đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không bắt buộc phải hòa giải).
  • Thứ hai, Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất chỉ có Tòa án nơi có đất đang bị tranh chấp mới có thẩm quyền giải quyết.
  • Thứ ba, hồ sơ khởi kiện. Để khởi kiện ra Tòa án, người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện và kèm theo đó là tài liệu, chứng cứ để chứng minh đơn khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Vì sao tranh chấp đất đai cần luật sư giải quyết

Tranh chấp đất đai là tranh chấp có giá trị lớn và không ai muốn xảy ra. Vì vậy khi giải quyết tranh chấp đất đai đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu về Luật đất đai, các văn bản pháp luật liên quan và kinh nghiệm thực tế.

Việc tự ý giải quyết mà thiếu hiểu biết pháp luật có thể dẫn đến những sai sót nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về tài chính và ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan. Cùng với đó, thời gian giải quyết tranh chấp đất đai thường kéo dài kèm theo là các quy trình, thủ tục rắc rối dẫn đến tiêu tốn rất nhiều thời gian.

Do đó chúng ta nên tìm đến Luật sư để có thể được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất, đảm bảo tính pháp lý cũng như rút ngắn thời gian giải quyết để đảm bảo quyền lợi một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Nội dung tư vấn tranh chấp đất đai

Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai

Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai

Luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp đất đai. Khi đến với Luật Kiến Việt bạn sẽ được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề sau:

  • Cập nhật đến khách hàng các thông tin pháp luật mới nhất về đất đai
  • Đánh giá các vấn đề tranh chấp, đưa ra các giải pháp tối ưu cho khách hàng
  • Tư vấn khách hàng thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ
  • Đại diện khách hàng tham gia đàm phán, tranh tụng
  • Hỗ trợ khách hàng làm các thủ tục với cơ quan nhà nước
  • Tư vấn các giải pháp pháp lý theo yêu cầu của khách hàng

Có thể thấy, tranh chấp đất đai xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và thường phải giải quyết bằng việc kết hợp nhiều phương thức khác nhau để đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Vì vậy, nắm vững những thủ tục theo quy định của pháp luật cũng như lưu ý những điều quan trọng khi giải quyết tranh chấp là vấn đề nên được chú trọng để đảm bảo quyền lợi của mình. Nếu bạn cần hỗ trợ giải pháp pháp lý cho vấn đề nêu trên hoặc sử dụng luật sư tư vấn tranh chấp đất đai bạn có thể liên hệ Luật Kiến Việt qua số hotline 0386.579. 303 để được tư vấn cụ thể.

Tham khảo: Luật sư tư vấn luật đất đai qua điện thoại trực tuyến

Tranh chấp đất được nhà nước giao nhưng để người khác sử dụng quản lý

Tranh chấp đất giao cho người khác quản lý, sử dụng quản lý

Tranh chấp đất được nhà nước giao nhưng để người khác sử dụng quản lý là tình huống thực tiễn nhiều người gặp phải hiện nay do sự tin tưởng và chủ quan. Theo đó, trong trường hợp này cần phải có chứng cứ xác định ai mới là người có quyền sử dụng đất. […]

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai có mồ mả

Giải quyết tranh chấp đất đai có mồ mả

Giải quyết tranh chấp đất đai có mồ mả đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiều yếu tố, bởi vì không chỉ giải quyết vấn đề đất đai mà còn liên quan đến việc di dời mộ, xây mộ mới và đập phá mộ cũ cùng những tài sản khác gắn liền. Việc […]

Tranh chấp hợp đồng đổi đất giữa 2 bên giải quyết như thế nào?

Tranh chấp hợp đồng đổi đất giữa hai bên

Giải quyết tranh chấp hợp đồng đổi đất giữa 2 bên là vấn đề nan giải khi có tranh chấp xảy trong quá trình thực hiện hợp đồng, đòi hỏi các bên lựa chọn giải pháp hiệu quả. Những tranh chấp này thường liên quan đến các vấn đề như quyền sử dụng đất, ranh […]

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nhà ở, chung cư tại TP.HCM

Giải quyết tranh chấp nhà ở, chung cư tại TP.HCM

Tư vấn giải quyết tranh chấp nhà ở, chung cư tại TP.HCM là nhu cầu pháp lý của người tham gia giao dịch mua bán, sử dụng nhà ở, chung cư.Sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu về nhà ở và chung cư hiện nay đã dẫn đến nhiều tranh chấp phức tạp giữa các […]

Tranh chấp lối đi chung giải quyết như thế nào?

Giải quyết tranh chấp về lối đi chung

Tranh chấp lối đi chung là những mâu thuẫn, bất đồng giữa những người sử dụng đất lân cận về lối đi chung. Việc giải quyết tranh chấp như thế nào cho hợp lý là một câu hỏi khó đối với nhiều người. Để hỗ trợ các bạn xử lý tranh chấp một cách hiệu […]

Tư vấn giải quyết tranh chấp đòi lại nhà đất nhờ đứng tên hộ

Giải quyết tranh chấp đòi lại nhà đất nhờ đứng tên hộ

Giải quyết tranh chấp đòi lại nhà đất nhờ đứng tên hộ là quy trình pháp lý quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi gặp phải những tình huống như: nhờ người khác đứng tên giùm sổ đỏ nhưng sau đó họ không chịu giao trả lại, bị người đứng tên hộ […]

Tranh chấp nhà đồng sở hữu chung giải quyết như thế nào?

Giải quyết tranh chấp nhà đồng sở hữu

Tranh chấp nhà đồng sở hữu là loại tranh chấp đất đai thường gặp giữa những người có cùng quyền sở hữu nhà đất trong quá trình giải quyết tại Tòa án. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể trong khối tài sản nhà đất sở hữu chung, hãy cùng […]

Giải quyết tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn ở nhờ không chịu trả

Giải quyết tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn ở nhờ

Giải quyết tranh chấp đòi lại nhà đất cho mượn, ở nhờ là thủ tục pháp lý được thực hiện khi người được cho mượn, cho ở nhờ không chịu trả lại nhà, hoặc các mâu thuẫn khác trong quá trình sử dụng nhà giữa các bên.. Để hỗ trợ các bạn đòi lại nhà, […]

Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không, giải quyết như thế nào?

Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không

Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không là câu hỏi pháp lý được đặt ra khi bị hàng xóm tự ý lấn chiếm đất xây nhà. Bài viết sau đây sẽ phân tích tính hợp pháp của việc đòi lại đất trong trường hợp này, đồng thời làm rõ các yếu […]

Tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay giải quyết như thế nào?

Giải quyết tranh chấp đất mua bán bằng giấy viết tay

Tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay là tranh chấp xảy ra giữa các bên liên quan đến việc mua bán đất thông qua giấy tờ không được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật đất đai. Việc mua bán đất bằng giấy viết tay ngày càng phổ biến, […]

Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của hộ gia đình là thủ tục pháp lý nhằm xử lý những bất đồng, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình. Những tranh chấp này có thể nảy sinh từ nhiều lý do khác nhau, bao gồm tranh […]

Tranh chấp đất đai sổ đỏ cấp chồng lấn giải quyết như thế nào?

Tranh chấp đất đai sổ đỏ cấp chồng lấn

Tranh chấp đất đai sổ đỏ cấp chồng lấn là loại tranh chấp đất đai giáp ranh với hàng xóm khi 2 sổ đỏ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chồng chéo lên nhau. Việc cấp chồng lấn sổ đỏ đôi khi xảy ra do sự thiếu cẩn trọng trong quá trình […]

Tranh chấp đất đồng sở hữu giải quyết như thế nào?

Giải quyết tranh chấp đất đồng sở hữu

Tranh chấp đất đồng sở hữu là vấn đề xảy ra khi các đồng sở hữu không thể thống nhất về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tài sản chung là đất đai. Để hiểu thêm về tranh chấp đất đồng sở hữu cũng như các phương thức, thẩm quyền và trình tự […]

Hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lấn lên ranh đất xử lý như thế nào?

Hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lấn lên ranh đất

Hiện nay tình trạng hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lấn lên ranh đất vẫn tồn tại khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp này nhiều người thắc mắc được cấp sổ đỏ chồng lấn thì có đòi được không. Để giải quyết được vấn đề này các bên […]

Đất có sổ đỏ bị lấn chiếm giải quyết như thế nào?

Đất có sổ đỏ bị lấn chiếm

Đất có sổ đỏ bị lấn chiếm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và là nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp đất đai phức tạp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người dân về hồ sơ, trình tự thủ tục, cách giải quyết […]