Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng là vấn đề mà các bên tham gia giao kết rất quan tâm khi phát sinh mâu thuẫn hoặc xung đột về lợi ích. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển thì khi các bên tham gia vào quan hệ kinh doanh, thương mại như mua bán, vay tài sản, góp vốn,… đôi khi không thể tránh khỏi khả năng sẽ xảy ra các tranh chấp liên quan đến hợp đồng. Thông qua bài viết này ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại tranh chấp phổ biến, phương thức và thủ tục để giải quyết đối với loại tranh chấp này.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Các loại tranh chấp hợp đồng phổ biến

Các loại tranh chấp hợp đồng phổ biến hiện nay như:

  • Tranh chấp về việc giải thích hợp đồng: Khi các bên không có điều khoản giải thích cụ thể hoặc có quan điểm khác nhau về ý nghĩa hoặc phạm vi của các điều khoản. Ví dụ: Trong hợp đồng thương mại ký kết giữa hai chủ thể có quy định về việc từ chối thanh toán khi sản phẩm không đạt chất lượng nhưng lại không có điều khoản giải thích rõ “sản phẩm không đạt chất lượng” là như thế nào. Từ đó dễ dẫn đến các tranh chấp pháp lý giữa các bên.
  • Tranh chấp về việc vi phạm hợp đồng: Khi một trong các bên không tuân thủ các điều khoản đã thoả thuận. Ví dụ: Một nhà cung cấp không giao hàng đúng thời hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán, gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp mua hàng.
  • Tranh chấp về việc thay đổi hợp đồng: Khi một bên muốn thay đổi nội dung các điều khoản hợp đồng nhưng bên còn lại không đồng ý. Ví dụ: Một bên muốn thay đổi các điều khoản về thời hạn thanh toán trong hợp đồng mua bán, nhưng bên kia không đồng ý với sự thay đổi này và yêu cầu duy trì điều khoản ban đầu mà họ đã thoả thuận.
  • Tranh chấp về việc chấm dứt hợp đồng: Khi một trong các bên mong muốn chấm dứt hợp đồng nhưng không đồng ý về điều khoản chấm dứt. Ví dụ: Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng là 1 năm nhưng sau đó nảy sinh vấn đề khiến một bên muốn chấm dứt hợp đồng sớm hơn thoả thuận, điều đó có thể nảy sinh vấn đề tranh chấp.

Qua đó, ta có thể thấy các loại tranh chấp hợp đồng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đòi hỏi giải quyết một cách một cách khéo léo, công tâm từ cả hai bên để bảo đảm cho sự công bằng và thỏa thuận cuối cùng.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Thương lượng

Thương lượng là phương thức được ưu tiên lựa chọn, các bên tranh chấp thông qua việc tự nguyện bàn bạc, thoả thuận và tháo gỡ các vướng mắc, bất đồng với nhau. Từ đó tìm ra phương hướng giải quyết chung cho vấn đề của đôi bên.

Hoà giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò là trung gian để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm ra giải pháp tốt nhất để hai bên đi đến thỏa thuận và kết thúc tranh chấp.

Thông qua Toà án

Việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án được thực hiện công khai bởi cơ quan có thẩm quyền nhân danh quyền lực nhà nước trên cơ sở các quy định pháp luật tố tụng. Tòa án sẽ xem xét giải quyết, bản án của Tòa án mang tính cưỡng chế thi hành, bắt buộc các bên phải thực hiện. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án thường tốn nhiều thời gian và chi phí.

Thông qua Trọng tài thương mại

Giải quyết trọng tài cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp. Khác với thương lượng hòa giải, Trọng tài là một cơ quan tài phán. Tính tài phán của Trọng tài thể hiện ở quyết định trọng tài có giá trị cưỡng chế thi hành.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án

Hồ sơ khởi kiện

Khi các bên đã không thể hoà giải hay thương lượng thì có thể khởi kiện tại Toà án để giải quyết tranh chấp.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện
  • Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người khởi kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh của người khởi kiện là tổ chức
  • Hợp đồng dân sự, các Phụ lục hợp đồng kèm theo, các văn bản trao đổi giữa các bên, các hóa đơn, chứng từ….(bản sao chứng thực)
  • Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng, quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên
  • Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng

Thủ tục khởi kiện

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án thông qua các phương thức như: nộp trực tiếp, nộp qua bưu chính, nộp qua cổng thông tin điện tử của Toà án.

Bước 2: Thụ lý vụ án.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, nếu Tòa án xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án sẽ thụ lý vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Trong trường hợp chưa đủ hồ sơ thì Tòa án sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện hoặc trả, chuyển đơn nếu không thuộc thẩm quyền.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Toà án mở các phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải. Ở giai đoạn này nếu các bên có thể hoà giải được với nhau thì tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận hoà giải của các đương sự và kết thúc vụ án. Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Bước 4: Nhận bản án giải quyết vụ án

Sau khi Tòa án xét xử sơ thẩm và ban hành bản án, các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, trường hợp vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày tính từ ngày bản án được giao hoặc được niêm yết. Sau 01 tháng kể từ ngày tuyên án mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Trọng tài

Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ theo Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo:

  • Đơn khởi kiện
  • Thỏa thuận trọng tài
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Các tài liệu khác có liên quan đến tranh chấp

Thủ tục khởi kiện

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo

Nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.

Thời điểm thông báo đơn khởi kiện là trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài. Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật Trọng tài thương mại 2010.

Bước 2:  Bị đơn nộp bản tự bảo vệ

Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện thì bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ.

Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo thì Bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.

Bước 3: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp

Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.

Bước 4: Hoà giải

Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Nếu các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết, Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm, có giá trị như phán quyết trọng tài.

Bước 5: Hội đồng trọng tài ra phán quyết

Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

Nếu không có sự am hiểu tường tận về pháp luật sẽ khiến chủ thể tranh chấp tốn nhiều thời gian giải quyết và khó có thể bảo vệ được quyền lợi của mình. Do đó, khi xảy ra tranh chấp, các bên nên tham vấn ý kiến của luật sư nhằm tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng, bao gồm các nội dung như sau:

  • Tư vấn cho các bên hiểu rõ pháp luật về hợp đồng, giúp các bên hiểu về các điều khoản trong hợp đồng, phân định quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Xác định các vi phạm hợp đồng làm phát sinh tranh chấp và tư vấn hướng giải quyết phù hợp nhằm tăng cơ hội và giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh.
  • Luật sư giúp các bên soạn đơn khởi kiện, soạn bộ hồ sơ, tài liệu pháp lý liên quan đến tranh chấp, tư vấn cho các bên cách tạo lập chứng cứ hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của mình.
  • Đại diện, bảo vệ quyền lợi cho bạn trong các thủ tục pháp lý giải quyết tranh chấp. Luật sư có thể đại diện thương lượng với bên còn lại để tìm kiếm phương án giải quyết tối ưu. Ngoài ra, luật sư có thể thay mặt hòa giải tại Trung tâm hòa giải hoặc tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án, Trung tâm trọng tài.
  • Giúp bạn thực hiện các thủ tục thi hành án, phối hợp với cơ quan thi hành án để đảm bảo bản án được thi hành đúng theo quy định của pháp luật

Tranh chấp hợp đồng có thể giải quyết thông qua nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên, nếu các bên không thể tự giải quyết thông qua thương lượng hoặc hòa giải, việc đưa vụ việc ra Tòa án hoặc Trọng tài sẽ dẫn đến một quá trình phức tạp tốn nhiều chi phí và thời gian. Vì vậy, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng là cách hữu hiệu nhất giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn pháp lý sử dụng dịch vụ luật sư tố tụng liên quan đến tranh chấp hợp đồng, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386579303 để được hỗ trợ.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại là một vấn đề pháp lý phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về các quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tế. Nếu không được giải quyết kịp thời và đúng pháp luật, tranh chấp có thể kéo dài, gây ảnh […]

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất không công chứng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất không công chứng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất không công chứng là vấn đề pháp lý đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về các quy định của pháp luật. Việc không có hợp đồng công chứng khiến việc chứng minh quyền sở hữu trở nên khó khăn hơn. Bài viết này sẽ phân […]

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ thường xảy ra khi quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xung đột. Theo đó, vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác là một hoạt động thường có trong kinh doanh. Do đó, hãy […]

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển container

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển container

Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển container là việc xử lý những mâu thuẫn, bất đồng hoặc xung đột giữa các chủ thể, thường là bên vận chuyển và bên giao vận chuyển trong việc thực thi quyền và nghĩa vụ theo các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Cùng […]

Hướng dẫn đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển

Đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển

Đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển là việc chủ hàng yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại khi hàng hóa bị mất mát trong quá trình vận chuyển bằng tàu biển. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các trường hợp được đòi […]

Tranh chấp lãi suất cho vay giải quyết như thế nào?

Giải quyết tranh chấp về lãi suất cho vay

Tranh chấp lãi suất cho vay là sự tranh chấp giữa các chủ thể về mức lãi suất được áp dụng cho khoản vay. Tranh chấp này thường xảy ra giữa người vay (như cá nhân, doanh nghiệp) và người cho vay (như ngân hàng, tổ chức tín dụng). Bài viết sau đây, sẽ hướng […]

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm là quá trình phức tạp vì không phải ai cũng biết rõ những điều khoản bên trong hợp đồng bảo hiểm. Khi gặp rủi ro các bên thường lúng túng không biết cách xử lý dẫn đến tổn thất cho bản thân. Bài viết dưới đây sẽ […]

Giải quyết tranh chấp về rủi ro hư hỏng hàng hóa trong lúc vận chuyển

Tranh chấp về rủi ro hư hỏng hàng hóa trong lúc vận chuyển

Tranh chấp về rủi ro hư hỏng hàng hóa trong lúc vận chuyển là vấn đề nhức nhối đối với nhiều doanh nghiệp và nhà vận chuyển. Từ việc hàng hóa bị thiệt hại cho đến những tranh chấp pháp lý phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn tác động đến […]

Tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến giải quyết như thế nào?

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trực tuyến

Tranh chấp hợp đồng mua bán trực tuyến ngày càng tăng lên về số lượng, với sự bùng nổ của cách mạng công nghệ, việc mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến vì sự tiện lợi của nó. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về những tranh chấp có thể phát sinh, […]

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán vàng

Giải quyết về tranh chấp hợp đồng mua bán vàng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán vàng là quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia giao dịch mua bán vàng, thông thường liên quan đến tranh chấp về chất lượng, số lượng vàng, tuổi vàng hay vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Bài viết sau đây, […]

Tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản trên đất nhưng không thế chấp đất

Tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản trên đất

Tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản trên đất nhưng không thế chấp đất là mâu thuẫn pháp lý phát sinh trong giao dịch dân sự, khi bên vay tiền hoặc tài sản khác sử dụng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm cho khoản vay nhưng không thế chấp quyền sử […]

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp đất nhưng không thế chấp nhà

tranh chấp hợp đồng thế chấp đất nhưng không thế chấp nhà

Một trong những vấn đề pháp lý phức tạp và thường gặp phải là giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp đất nhưng không thế chấp nhà. Những tranh chấp này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan mà còn tác động lớn đến hoạt động kinh doanh và […]

Giải quyết tranh chấp hợp đồng cho vay lãi nặng như thế nào?

Giải quyết tranh chấp hợp đồng cho vay nặng lãi

Giải quyết tranh chấp hợp đồng cho vay lãi nặng là việc xử lý những mâu thuẫn giữa bên vay và bên cho vay khi mức lãi suất các bên thỏa thuận vượt quá lãi suất tối đa mà pháp luật quy định. Để giải quyết hiệu quả tranh chấp này đòi hỏi các bên […]

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản là hoạt động diễn ra thường xuyên bởi vì việc mua bán hàng hóa, tài sản diễn ra hằng ngày, hằng giờ nên việc phát sinh tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Các bên tranh chấp cần phải nắm rõ được các phương […]

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp góp vốn lập công ty

Giải quyết tranh chấp góp vốn thành lập công ty

Giải quyết tranh chấp góp vốn thành lập công ty hiệu quả giúp các bên góp vốn giữ được mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Bài viết […]