Những loại thuế Doanh nghiệp ở Lâm Đồng phải nộp

Khi thành lập doanh nghiệp tại Lâm Đồng , ngoài những vấn đề về điều kiện, trình tự thủ tục thì trong quá trình hoạt động doanh nghiệp sẽ phải tìm hiểu và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

“Thuế” là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân, tổ chức có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty, được Sở KH&ĐT cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế trong quy định.

Theo đó, doanh nghiệp ở Lâm Đồng phải đóng 4 loại lệ phí, thuế chính gồm: Lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và thuế giá trị gia tăng.

Lệ phí môn bài ở Lâm Đồng

Ø Lệ phí môn bài là gì

Là lệ phí trực thu đánh vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp. Là khoản tiền phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất, kinh doanh dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp, vốn đầu tư ghi trong “ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư” (đối với tổ chức) hoặc doanh thu của năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).

Căn cứ theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Thông tư 302/2016/TT-TC.

Ø Mức đóng lệ phí môn bài ở Lâm Đồng

Tùy thuộc vào thời gian doanh nghiệp được đăng ký và mức doanh thu mà bậc lệ phí môn bài sẽ khác nhau, cụ thể :

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.

Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 302/2016/TT-BTC được sửa đổi,bổ sung bởi  Thông tư số 65/2020/TT-BTC

Ø Thời hạn nộp lệ phí môn bài ở Lâm Đồng

Theo quy định tại nghị định  Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sử đối bổ sung tại khoản 4 điều 1 nghị định 22/2020/NĐ-CP thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là 30/01 dương lịch hàng năm.  

Ø Đối tượng miễn nộp thuế ở Lâm Đồng

Không phải mọi doanh nghiệp đều phải đóng lệ phí môn bài, căn cứ theo quy định tại điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì có một số trường hợp doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài khi “thành lập doanh nghiệp tại Lâm Đồng.”

Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:

a) Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).

b) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

c) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.

9. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

a) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.

b) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.

c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(Khoản 1 Điều 1 NĐ 22/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020)

>> Xem thêm: Luật sư ở Lâm Đồng

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ở Lâm Đồng

Ø Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp tại Lâm Đồng, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Thuế TNDN là loại thuế tạm nộp theo quý và quyết toán theo năm.

Ø Đối tượng nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định.

Thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm:

        Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

        Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

Ø Căn cứ tính thuế TNDN là:

Thuế TNDN

=

( Thu nhập tính thuế

Phần trích quỹ KH&CN )

x

Thuế suất

 Trong đó :

        Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – ( TN miễn thuế + Các khoản lỗ được chuyển)

        Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Khoản thu nhập khác

Thuế suất được quy định cụ thể tại điều 11 Thông tư 78/2015/TT-BTC như sau:

        Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%

        Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%

        Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%

        Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%.

Ø Nơi nộp thuế TNDN tại Lâm Đồng

Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính .Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính là Lâm Đồng thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất. Điều 12 TT 75/2014/TT-BTC

>>Xem thêm: Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp tại Lâm Đồng

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tại Lâm Đồng

Ø Thuế TNCN là loại thuế điều tiết vào phần thu nhập hợp pháp của cá nhân có được theo quy định của pháp luật, mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động.

Thuế TNCN tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 65/2013/NĐ-CP , Thông tư 11/2013/TT-BTC quy định về người nộp thuế.

Ø Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế TNCN

x

Thuế suất

 Trong đó:

– Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ;

– Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng TNCN được trả – Các khoản thu nhập không tính thuế TNCN.

Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân tại Lâm Đồng

– Giảm trừ gia cảnh: 

Đối với bản thân: 11.000.000 đồng/người/tháng;

Đối với người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.

– Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

Ø Khấu trừ thuế TNCN

Mặc dù thuế TNCN là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng tổ chức trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập và có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Việc khấu trừ thực hiện theo quy định tại thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

– Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.

– Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.

– Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập

  >>Bạn đã biết chưa:   Thấy gì qua việc doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ khủng 

Những loại thuế Doanh nghiệp ở Lâm Đồng phải nộp
Thuế giá trị gia tăng tại Lâm Đồng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:

Ø “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Ø Căn cứ phát sinh:

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam,

Ø Căn cứ tính thuế GTGT: Điều 7 Luật Thuế GTGT

Thuế GTGT phát sinh

=

Giá tính thuế GTGT

x

Thuế suất thuế GTGT

Ø Phương pháp tính thuế GTGT:

Theo quy định Luật Thuế (GTGT) năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014, 2016 thuế được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

Phương pháp khấu trừ:  

Số thuế GTGT

=

Thuế GTGT đầu ra

Thuế GTGT đầu vào

  Phương pháp trực tiếp:  

Số thuế GTGT

=

GTGT của hàng hóa

x

Thuế suất GTGT

của hàng hóa đó

Trong đó:

    Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

        Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

·       Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%.

·       Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.

·       Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.

·       Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Thuế suất GTGT đối với các doanh nghiệp có các mức 0%, 5%, 10% tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

Ø Trường hợp ngoại lệ:

        Không chịu thuế: Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC

        Thuế suất 0% : Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC

    Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC (một số điểm được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC), các trường hợp không phải khai, nộp thuế

Ø Thời hạn nộp thuế GTGT

        Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo tháng, hạn nộp là 20 ngày kể từ ngày kết thúc tháng đó.

        Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo quý, hạn nộp là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý đó.

        Hạn nộp tiền thuế GTGT: Trùng với hạn nộp tờ khai thuế GTGT.

Các loại thuế khác cần phải nộp dựa theo đặc điểm của từng loại doanh nghiệp tại Lâm Đồng, cụ thể.

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Ø Thuế TTĐB là loại thuế gián thu, thu vào hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ø Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Hàng hóa dịch vụ không thật sự cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng này. Điều 2 Luật Thuế TTĐB 2008

Ø Cách tính thuế TTĐB:

Số thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

        Giá tính thuế là giá chưa có thuế TTĐB, BVMT, GTGT ( Điều 6 Luật Thuế TTĐB 2008)

        Thuế suất cao từ 5-150% quy định tại Điều 7 Luật thuế TTĐB 2008

Ø Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thuế tài nguyên tại Lâm Đồng
Thuế tài nguyên tại Lâm Đồng

Thuế tài nguyên (TN)

Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Ø Đối tượng nộp thuế: Là các tổ chúc, cá nhân khai thác tài nguyên khoáng sản. Điều 2 Luật thuế Tài nguyên 2009 sửa đổi bổ sung 2014.

Ø Căn cứ tính thuế: là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất.

Chi tiết biểu thuế suất thuế tài nguyên xem tại Nghị quyết 12/2013/UBTVQH13

  >> Xem ngay:  Dịch vụ luật sư tố tụng tại Lâm Đồng

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (XK – NK)

Ø Là thuế thu vào hành vi Xuất khẩu – Nhập khẩu các loại hàng hàng hóa được phép Xuất khẩu – Nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

Ø Căn cứ tính thuế: Điều 5 Luật thuế Xuất Khẩu –Nhập Khẩu 2016

        Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất %:

Thuế XK-NK phải nộp

=

Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XK-NK

x

Giá tính thuế

x

Thuế suất

 Trong đó:

+ Số lượng hàng hóa : số lượng đơn vị thực tế ghi trên tờ khai hải quan

+ Giá tính thuế: Thông tư 39/2015/TT-BTC

+ Thuế suất:

·         Hàng Xuất khẩu: Bộ trưởng BTC ban hành, thông thường là 0%.

·         Hàng nhập khẩu: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì:

“Thuế suất ưu đãi”: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

“Thuế suất ưu đãi đặc biệt” áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

“Thuế suất thông thường”: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường

        Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối

Thuế XNK phải nộp

=

Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế

x

Mức thuế tuyệt đối

x

Tỷ giá tính thuế

Trong đó

+ Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khaari, nhập khẩu  ghi trong Tờ khai hải quan.

+ Mức thuế tuyệt dối/ 01 đơn vị hàng hóa

Chi tiết về các mức thuế suất có thể tra cứu trên trang của Tổng cục Hải quan.

Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Ø Đối tượng nộp thuế: Là các doanh nghiệp thuộc quy định tại Điều 5 Luật thuế BVMT.

Luật Thuế BVMT 2010 quy định về 8 nhóm hàng hóa phải chịu thuế BVMT.

Ø Căn cứ tính thuế:

Thuế BVMT phải nộp

=

Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế

x

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa

 Trong đó:

        Thông tư 152/2011/TT-BTC và Thông tư 159/2012/TT-BTC quy định cụ thể về số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế.

        Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 quy định về mức thuế tuyệt đối thuế BVMT.

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào đất phi nông nghiệp Nếu doanh nghiệp có sử dụng đất ở Lâm Đồng để sản xuất, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng trụ sở cơ quan….

Ø Căn cứ tính thuế: Theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010:

Thuế SDDPNN

=

Diện tích đất sử dụng

x

Giá đất của 1m 2

x

Thuế suất

 Trong đó:

        Diện tích đất tính thuế : DT thực tế sử dụng

        Giá tính thuế /1m2 được xác định là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm.

        Thuế suất : quy định tại điều 7 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010

·         Đất ở : lũy tiến từng phần 

·       Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất 0,03%.

·       Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật thuế SDĐPNN sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.

Ø Thời hạn nộp thuế quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung giới thiệu về những loại thuế mà Doanh nghiệp ở Lâm Đồng có thể phải nộp.  Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Scores: 4.6 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 679 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *