Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Lâm Đồng

Nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài là gì?

Khoản 3 Điều 5 Luật Nuôi con nuôi quy định khái niệm Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài  việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một loại hình nuôi con nuôi mà trẻ em không còn ở nước gốc mà ra nước ngoài làm con nuôi với cha mẹ nuôi cùng hoặc khác quốc tịch. Trẻ em Việt Nam được công dân nước ngoài nhận làm con nuôi thì được coi là con nuôi quốc tế hoặc con nuôi nước ngoài. 

Nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài là gì ?
Nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài là gì ?

Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có liên quan đến pháp luật nhiều nước, trong đó ít nhất có pháp luật của cha mẹ nuôi (Luật Quốc tịch hoặc luật nơi thường trú của người nhận nuôi) và pháp luật của con nuôi (Luật nơi thường trú hoặc Luật Quốc tịch của con nuôi). Tuy nhiên bài viết dưới đây chỉ đề cập đến các quy định nhận con nuôi theo pháp luật Việt Nam.

Điều kiện nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Những trường hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài quy định tại Điều 28 Luật nuôi con nuôi như sau:

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
  1. Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
  2. Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
  3. Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
  4. Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
  5. Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
  • Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
  • Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

>> Xem ngay: Thủ tục đăng ký khai sinh ở Lâm Đồng

Vì sao phải thực hiện thủ tục nhận con nuôi

Pháp luật Việt Nam quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho người nước ngoài thực hiện mong ước đó là có một đứa con. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Cha mẹ nuôi từ đây sẽ cùng sống dưới một mái nhà với con nuôi, sẽ chăm sóc, giáo dục con nuôi như chính con đẻ của mình, điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn với cha mẹ nuôi.

Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã tạo dựng những căn cứ, biện chứng để cơ quan chức năng dễ dàng thực hiện việc điều tra, giám sát, giải quyết những hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ này. Đồng thời việc quy định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cũng sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Việt Nam với các nước khi tham gia ký kết các Hiệp định Hợp tác nuôi con nuôi quốc tế, từ đó nang cao mới quan hệ bang giao không chỉ trong lĩnh vực pháp luật mà trên cả các lĩnh vực khác.

Nơi đăng ký nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Lâm Đồng 

Khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi quy định:

Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi. Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài, thì Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp cả hai bên tạm trú ở nước không có Cơ quan đại diện, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất đối với họ.

>>Bạn đã biết chưa: ý nghĩa độ tuổi trong đời theo quy định pháp luật hiện nay

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Lâm Đồng

– Nộp hồ sơ nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:

  • Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
  • Trường hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.
  • Cục Con nuôi xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ số lượng trẻ em Việt Nam có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài.

– Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cử cán bộ trực tiếp lấy ý kiến, của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài, từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  • Trường hợp những người liên quan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến, những người liên quan phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.
  • Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh thì Sở Tư pháp đề nghị Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác minh; cơ quan công an có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.

Sau khi kiểm tra, nếu thấy người được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài, thông báo cho người nộp hồ sơ và gửi Cục Con nuôi hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi, văn bản lấy ý kiến của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.

– Sau khi nhận đủ hồ sơ của người nhận con nuôi, Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ để xác định:

  • Người nhận con nuôi đã được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó;
  • Người nhận con nuôi đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam.

Khi thẩm định hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Cục Con nuôi lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để xác định người nhận con nuôi có điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

– Hồ sơ của người nhận con nuôi được chấp thuận nếu đáp ứng các yêu cầu;  trường hợp không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Trường hợp chấp thuận hồ sơ:

  • Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi ở những nước chưa có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi người được nhận làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nuôi con nuôi nước ngoài.
  • Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi ở những nước có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi và Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan, kèm theo báo cáo đánh giá về trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi ở nước ngoài và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.

Sau khi nhận được văn bản của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp, đề nghị Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nuôi con nuôi nước ngoài. Ngược lại, trường hợp Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nhận con nuôi và thông báo cho Sở Tư pháp.

– Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

– Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức lễ giao nhận con nuôi. Tại lễ giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp giao cho cha, mẹ nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.

– Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phù hợp với Công ước La Hay (nếu có yêu cầu).

>>Xem ngay: Đăng hình ảnh trẻ em lên mạng xã hội theo quy định pháp luật

 

Nhận con nuôi ở Lâm Đồng
Nhận con nuôi ở Lâm Đồng

Hồ sơ nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Lâm Đồng

Hồ sơ người nhận nuôi bao gồm:

  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
  • Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
  • Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
  • Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp phải được:

Hợp pháp hoá lãnh sự tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam về chứng thực chữ ký.

Hồ sơ người được giới thiệu làm con nuôi:

  • Giấy khai sinh;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
  • Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
  • Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
  • Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;
  • Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em nhưng không thành.

Tư vấn thủ tục nhận con nuôi ở Lâm Đồng

Trên đây là nội dung bài viết giới thiệu về “Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Lâm Đồng”. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn về thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, Quý khách vui lòng liên hệ Luật Kiến Việt để được tư vấn về các vấn đề:

  • Tư vấn thủ tục nhận nuôi con nuôi ở Lâm Đồng
  • Tư vấn thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Lâm Đồng
  • Tư vấn giấy tờ xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
  • Tư vấn điều kiện nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
  • Tư vấn cơ quan giải quyết nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
  • Luật sư tư vấn việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
  • Tư vấn nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ở TP HCM
  • Tư vấn nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Bình Dương
  • Tư vấn nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Đồng Nai

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về nhận con nuôi:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: http://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.1 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 651 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *