Có được xây nhà trên đất trồng lúa không?

 

Hiện nay, pháp luật đất đai chia đất thì các nhóm đất khác nhau. Theo đó, mục đích của việc phân loại đất là để dễ quản lý bên cạnh xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Như vậy, tùy vào mỗi loại đất, người sử dụng đất sẽ có quyền và nghĩa vụ riêng biệt. Tuy nhiên, nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy hoạch và kế hoạch mà cơ quan Nhà nước đã phê duyệt. Vậy người sử dụng đất có được xây nhà trên đất trồng lúa không? Hãy cùng Luật Kiến Việt tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

Có được xây nhà trên đất trồng lúa không?

Có được xây dựng nhà trên đất trồng lúa không?

Đất trồng lúa là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp được phân loại như sau:

“Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”

Như vậy, đất trồng lúa là một loại đất nông nghiệp. Ngoài ra đất nông nghiệp còn bao gồm: Đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất khác với mục đích trồng trọt, chăn nuôi.

>> Xem thêm: Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?

Có được xây nhà trên đất trồng lúa không?

Đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp

Có được xây dựng nhà trên đất trồng lúa không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 về nguyên tắc sử dụng đất pháp luật có quy định việc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định những nghĩa vụ của người sử dụng đất là phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, pháp luật hiện hành không cho phép xây nhà trên đất trồng lúa.

Có được chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất ở?

Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013, trường hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp khác sang đất thổ cư phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Như vậy, người sử dụng đất không được tự ý xây nhà trên đất trồng lúa mà phải chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư, và được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép.

m sao để xây nhà để ở trên đất trồng lúa?

Người xây dựng nhà trên đất trồng lúa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, ngoài ra người xây dựng nhà trên đất trồng lúa còn có thể bị buộc phải tháo dỡ công trình đó. Vì vậy trước khi xây nhà chúng ta cần tìm hiểu rõ về loại đất dự định xây nhà có phải là đất ở không, nếu không thì cần chuyển mục đích sử dụng đất trước khi xây dựng để tránh bị xử phạt và phải tháo dỡ dẫn đến tốn kém thời gian và tiền bạc.

Dịch vụ luật sư tư vấn chuyển mục đích sử dụng đất

Từ những nội dung tư vấn trên, các bạn có thể hình dung được việc có được xây nhà trên đất trồng lúa không. Việc xây nhà trên đất trồng lúa còn diễn ra nhiều và dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý phức tạp, nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

>> Xem thêm: Xây nhà không có giấy phép xây dựng bị phạt thế nào?

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 489 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *