Đặt cọc mua bán nhà đất cần ai ký?

Hiện nay tại Việt Nam mua bán nhà đất là hoạt động phổ biến và chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường bất động sản. Chính vì vậy khi thực hiện các hợp đồng mua bán nhà đất người ta thường chọn áp dụng thêm một số biện pháp bảo đảm trong đó có đặt cọc. Vậy đặt cọc mua bán nhà đất có lợi ích gì? Và ai có quyền ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất? Bai viết dưới đây của Công ty Luật Kiến Việt sẽ giải đáp vấn đề này:

Đặt cọc mua bán nhà đất để làm gì?

Đặt cọc mua bán nhà đất cần ai ký?

Đặt cọc mua bán nhà đất là một biện pháp bảo dảm nghĩa vụ hiện nay.

Theo quy định của Bộ luật dân sự đặt cọc được xem là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo đó một bên (bên đặt cọc) sẽ giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) khoản tiền hoặc tài sản trong thời hạn nhất định nhằm xác nhận việc thống nhất ý chí giữa các bên và để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Như vậy đặc cọc mua bán nhà đất có thể hiểu là bên mua nhà đất sẽ giao một khoản tiền hoặc tài sản nhất định cho bên bán. Việc đặt cọc này nhằm mục đích để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng và thực hiện đúng nghĩa vụ, nội dung trong hợp đồng giữa các bên.

>> Có thể bạn quan tâm: Có thể đặt cọc mua bán nhà đất đang thế chấp không?

Chủ thể ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất phải được lập bằng văn bản và không bắt buộc công chứng. Tuy nhiên thông thường để đảm bảo chắc chắn về mặt pháp lý người ta thường chọn công chứng. Để có thể giao kết hợp đồng ta cần lưu ý đến chủ thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng đặt cọc. Theo quy định của Bộ luật Dân sự về thực hiện các giao dịch dân sự thì một giao dịch dân sự có hiệu lực phải đáp ứng đủ điều kiện về mặt chủ thể và mục đích. 

Đối với bên nhận cọc mua bán nhà đất

Chủ thể ký hợp đồng mua bán nhà đất là bên nhận cọc phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với cá nhân nếu là người chưa thành niên phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Đồng thời chủ thể ký hợp đồng phải là chủ thể được Nhà nước công nhận là có quyền sử dụng nhà đất theo quy định của pháp luật hiện hành. Tức là chủ thể đó phải được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với bên đặt cọc mua bán nhà đất

Ngoài các điều kiện được quy định tại Bộ luật Dân sự như trên, bên đặt cọc phải là đối tượng được thực hiện giao dịch về nhà đất cụ thể trường hợp này là mua nhà đất theo quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở. Nếu bên đặt cọc là cá nhân chưa đăng ký kết hôn có thể tự mình ký kết hợp đồng hoặc cũng có thể ủy quyền cho một chủ thể khác thực hiện. Nếu đã có vợ, chồng thì phải hai vợ chồng ký. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc ủy quyền phải được lập thành văn bản và có công chứng để có giá trị pháp lý. Nếu là tổ chức thì chủ thể ký kết có thể là người có quyền bán tài sản của tổ chức. 

Đặt cọc mua bán nhà đất cần hai vợ chồng ký hay không?

Khi thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất và nhà ở thì cá nhân cần phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Đối với trường hợp cá nhân đang có vợ, chồng và nhà đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì khi thực hiện giao dịch về nhà đất, ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất cần phải có chữ ký của cả hai vợ chồng. Trường hợp vợ hoặc chồng muốn tự mình ký kết thì phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình.

>> Xem thêm: Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có phải công chứng không?

Đặt cọc mua bán nhà đất cần ai ký?

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất phải có chữ ký cả vợ và chồng nếu là tài sản chung.

Dịch vụ luật sư tư vấn nhà đất

Trên đây là nội dung giới thiệu về Đặt cọc mua bán nhà đất cần ai ký kết? Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về các giao dịch liên quan đến nhà đất:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.9 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *