Điều kiện đứng tên đất của người nước ngoài

Thế nào là người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam?

Tại Luật Quốc tịch Việt Nam nam năm 2008, không có định nghĩa riêng về “người nước ngoài” mà chỉ có điều khoản định nghĩa về “người nước ngoài cư trú ở Việt Nam” tại khoản 5 Điều 3. Theo đó, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.

Như vậy, có thể rút ra rằng một người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam. 

Điều kiện đứng tên đất của người nước ngoài

Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam

Người nước ngoài có được đứng tên đất hay không?

Được đứng tên đất là cách gọi bình dân khi cá nhân, tổ chức được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và được đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Điều kiện đứng tên đất của người nước ngoài

Các trường hợp có quyền sử dụng đất

Các trường hợp có quyền sử dụng đất theo Điều 5 Luật Đất đai 2013 bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Như vậy có thể thấy, người nước ngoài không có được pháp luật công nhận quyền sử dụng đất. Cho dù khi họ được nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ người Việt Nam thì họ cũng không được phép đứng tên đất mà chỉ được quyền chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất đó cho một chủ thể khác theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013.

Luật sư tư vấn về điều kiện đứng tên đất của người nước ngoài

Tuy nhiên, theo quy định của Luật nhà ở, người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được phép sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở trong dự án của các chủ đầu tư bất động sản. Về vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập chi tiết trong bài viết khác.

Trên đây là bài giới thiệu về điều kiện đứng tên đất của người nước ngoài. Để được tư vấn cụ thể hơn liên quan đến quyền sử dụng đất cũng như pháp luật về đất đai nói chung, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt. 

Thông tin liên hệ:

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.3 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 509 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *