Hướng dẫn khiếu nại hành vi làm chậm thi hành án dân sự

Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động đưa các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào hoạt động thi hành án dân sự cũng được thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả. Trên thực tế, thi hành án có thể bị trì hoãn bởi cơ quan, cán bộ có thẩm quyền. Khi đó, người có quyền lợi liên quan có thể khiếu nại hành vi làm chậm thi hành án. Trong bài viết này, Luật Kiến Việt xin hướng dẫn Quý khách thủ tục khiếu nại hành vi làm chậm thi hành án dân sự.

Hướng dẫn khiếu nại hành vi làm chậm thi hành án dân sự

Khiếu nại chậm thi hành án dân sự

Hồ sơ khiếu nại hành vi làm chậm thi hành án dân sự

Người khiếu nại hành vi làm chậm thi hành án dân sự cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

1. Đơn khiếu nại;

2. Quyết định thi hành án dân sự liên quan đến đối tượng bị khiếu nại;

3. Nếu khiếu nại thông qua người đại diện thì cần có giấy uỷ quyền;

4. Các giấy tờ khác có liên quan đến việc khiếu nại.

>> Có thể bạn quan tâm: Khiếu nại quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông như thế nào?

Mẫu đơn khiếu nại hành vi làm chậm thi hành án dân sự

Quý khách có thể tải mẫu đơn khiếu nại hành vi làm chậm thi hành án dân sự TẠI ĐÂY

Cơ quan giải quyết khiếu nại hành vi chậm thi hành án dân sự

Điều 142 Luật Thi hành án dân sự quy định:

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau đây:

a) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;

b) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;

c) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.

3. Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với các khiếu nại sau đây:

a) Khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;

b) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.

4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau đây:

a) Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành;

b) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Như vậy, đối với khiếu nại hành vi làm chậm thi hành án dân sự, tuỳ thuộc thẩm quyền quản lý Chấp hành viên của cơ quan thi hành án mà người nộp đơn sẽ nộp cho cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện (Chi cục) hoặc cấp tỉnh (Cục). Cụ thể, khiếu nại hành vi của Chấp hành viên cấp nào (Chi cục, Cục) thì Thủ trưởng cấp đó (Chi cục trưởng, Cục trưởng) phải giải quyết lần đầu; khi không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp trên trực tiếp (Cục, Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp) của người bị khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp trên có hiệu lực thi hành. 

Hướng dẫn khiếu nại hành vi làm chậm thi hành án dân sự

Hướng dẫn khiếu nại chậm thi hành án dân sự

Trình tự, thủ tục khiếu nại hành vi làm chậm thi hành án

Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Thụ lý đơn và thông báo cho người khiếu nại biết về việc thụ lý đơn.

Bước 3: Yêu cầu người bị khiếu nại giải trình, cung cấp hồ sơ tài liệu.

Bước 4: Người bị khiếu nại thực hiện việc báo cáo giải trình, cung cấp hồ sơ tài liệu.

Bước 5: Giải quyết quyết định khiếu nại và thông báo kết quả đến người khiếu nại.

Lưu ý: 

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý (Điều 28 Luật Khiếu nại 2011).

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết (Điều 33 Luật Khiếu nại 2011).

>> Xem thêm: Tư vấn luật hành chính

Luật sư hỗ trợ khiếu nại hành vi làm chậm thi hành án

Trên đây là bài giới thiệu về thủ tục khiếu nại hành vi làm chậm thi hành án. Để được tư vấn cụ thể về thủ tục khiếu nại liên quan đến việc thi hành án nói riêng, cũng như các thủ tục hành chính khác nói chung, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt:

  • Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/
  • Liên hệ qua điện thoại: 0386579303·       
  • Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com
  • Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

 

Scores: 4.6 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *