Phân biệt giữa đăng ký đất đai lần đầu và đăng ký biến động

Việc sử dụng đất trên thực tế do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện. Trong quá trình sử dụng, sự biến đổi có thể xảy ra đối với chủ sử dụng đất, diện tích, loại hạng đất. Do vậy, đăng ký quyền sử dụng đất là một biện pháp của Nhà nước nhằm theo dõi tình hình sử dụng và biến động thường xuyên của nó. Đăng ký quyền sử dụng đất là nghĩa vụ, trách nhiệm của từng chủ sử dụng và cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ quản lý đất đai. Đăng ký quyền sử dụng đất được chia thành hai loại: đăng ký lần đầu và đăng ký biến động.

Phân biệt giữa đăng ký đất đai lần đầu và đăng ký biến động

>> Dịch vụ liên quan: Luật sư bất động sản

Sự khác nhau giữa đăng ký lần đầu và đăng ký biến động đất đai

Tiêu chí phân biệt

Đăng ký lần đầu

Đăng ký biến động

Trường hợp áp dụng

Khi người sử dụng đất chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất hoặc người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành. Các trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật Đất đai 2013

Khi người sử dụng đất đã được cấp GCN quyền sử dụng đất nhưng có những thay đổi trong quá trình thực hiện quyền hoặc biến động khác ở các trường hợp cụ thể quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013

Trình tự thực hiện đăng ký đất đai

Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc UBND cấp xã để chuyển lên cấp huyện. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp đã đầy đủ hồ sơ, cơ quan cấp giấy biên nhận cho đối tượng thực hiện đăng ký đất đai. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Sau đó Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có)

Người sử dụng đất nộp hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp với quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể; gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính. Người sử dụng đất nộp các nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật. Xác nhận thay đổi vào GCN đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Văn phòng đăng ký đất đai chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

Thành phần hồ sơ đăng ký đất đai

Đơn đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất; chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có) (bản sao)

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, bản gốc GCN đã cấp và một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động đất đai

Thời hạn giải quyết đơn đăng ký đất đai

Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày. Kết quả giải quyết tố tụng hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết

Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày

Xử lý vi phạm về đăng ký đất đai

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu tại khu vực nông thôn trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu tại khu vực nông thôn nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện đăng ký biến động tại khu vực nông thôn trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định mà không thực hiện đăng ký biến động.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định mà không thực hiện đăng ký biến động

Phân biệt giữa đăng ký đất đai lần đầu và đăng ký biến động

>> Có thể bạn quan tâm: Điều kiện đứng tên đất của người nước ngoài 

Luật sư tư vấn về đăng ký đất đai

Trên đây là nội dung giới thiệu về sự khác nhau giữa đăng ký đất đai lần đầu và đăng ký biến động. Mọi nhu cầu tư vấn về đăng ký đất đai, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.1 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 509 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *