Phân biệt thời hạn sử dụng đất và nguồn gốc sử dụng đất

Hôm trước tôi lướt video facebook gặp một ông thầy dạy đầu tư bất động sản tên PVN. Trong video ổng trả lời câu hỏi của một chị khán giả, về đất nông nghiệp 50 năm. Tôi nhớ đại ý nói đất nông nghiệp là đất 50 năm, khi hết thời hạn có thể bị thu hồi, khi hết thời hạn đi gia hạn đóng thuế cho nhà nước. Có lần tôi có đọc được bài viết trên mạng về loại đất 50 năm, cũng nhầm lẫn tùm lum về loại đất, thời hạn sử dụng đất , nguồn gốc đất.

Phân biệt thời hạn sử dụng đất và nguồn gốc sử dụng đất

Nói thật tôi không hiểu đất 50 năm mà ngưòi ta hay nhắc là đất gì. Vì theo luật đất đai, chỉ có loại đất ở là có thời hạn sử dụng lâu dài, còn lại các loại đất khác trong đó có đất nông nghiệp thì có thời hạn sử dụng (phổ biến nhất là 50 năm). Nhưng không có nghĩa hết thời hạn đó thì người sử dụng đất bị nhà nước thu hồi hoặc không được sử dụng tiếp, mà chỉ cần đi gia hạn thời hạn. Nếu không gia hạn thì bị vướng về thủ tục, không thực hiện được các thủ tục. Trên thực tế nhiều người dân không để ý thời hạn trên sổ bị hết hạn mấy năm, nhưng họ vẫn sử dụng bình thường, tới khi mua bán, thế chấp…bị nhắc mới biết thì mới đi gia hạn. Và đất nông nghiệp hiện nay gia hạn là một thủ tục bình thường, nhanh chóng, gần như đương nhiên, cũng không phải đóng thuế. Vì vốn dĩ đất nông nghiệp hiện nay không phải đóng thuế. Nó khác với đất phi nông nghiệp có thuế hàng năm mặc dù không nhiều.

Phân biệt thời hạn sử dụng đất và nguồn gốc sử dụng đất

Gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp hiện nay là thủ tục thông thường, đơn giản

Chỉ có loại đất thuê là khi hết thời hạn nếu có nhu cầu sử dụng tiếp thì phải làm hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền để thuê tiếp, khi đó không phải đương nhiên được thuê tiếp mà phụ thuộc quy hoạch và nhu cầu sử dụng đất của nhà nước và nhiều yếu tố khác. Và khi bị thu hồi đất, đất thuê hàng năm không được bồi thường giá trị đất mà chỉ có tài sản trên đất. Vì vốn dĩ đất thuê là đất của nhà nước, chưa phải của tôi. Mà để phân biệt đất thuê hay đất của tôi, thì phải nhìn ở hàng “Nguồn gốc sử dụng đất” chứ không phải hàng “Thời hạn sử dụng đất”. Đất nông nghiệp mà có nguồn gốc là: công nhận quyền sử dụng đất, giao đất, nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất thì được coi là đất của mình.

Khi nào đất bị nhà nước thu hồi? Trừ những trường hợp như lẻ tẻ không phổ biến vi phạm về đất đai, lấn chiếm đất đai, nguy cơ sạt lở…thì phổ biến nhất hiện nay đất bị thu hồi để làm dự án. Tức việc đất bị thu hồi hay không là do có rơi vào phạm vi khu vực dự án phải thu hồi đất hay không. Và khi đã nằm trong dự án thì loại đất nào kể cả đất ở lâu dài cũng bị thu hồi. Vẫn có không ít người suy nghĩ rằng đất ở là an toàn, không bị thu hồi. Đã nằm trong dự án được triển khai thì cả đồn biên phòng, cảng, nhà máy đóng tàu, cơ quan nhà nước…đều bị dời đi chứ đất ở đã là gì. Khi bị thu hồi thì các loại đất được coi là “của tôi” thì sẽ được bồi thường. Đất ở có lợi thế là chủ đất sẽ được suất tái định cư (nếu trong xã, phường đó không còn đất).

Một vấn đề pháp lý cơ bản như trên, đầu tư bất động sản xem GCN/ sổ hàng ngày mà còn không hiểu hết mà dám đi dạy hoặc tư vấn, phát biểu. Nó dẫn đến việc người xem, nghe (cũng ko biết và thích được miễn phí) cũng nghe theo.

Scores: 4 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 539 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *