Tăng mức phạt lái xe có rượu bia trong người

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và sự gia tăng mức phạt lỗi lái xe có nồng độ cồn

NĐ số 100/2019/NĐ-CP Quy Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ Và Đường Sắt có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Theo đó nhiều hành vi vi phạm đã bị đăng mức xử phạt rất cao so với quy định cũ trước đây tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016. Trong đó gây xôn xao trong dư luận và trên mạng xã hội là việc theo quy định mới, chỉ cần trong người có có nồng độ cồn (dù bất cứ phương tiện nào) thì người điều khiển phương tiện giao thông cũng sẽ bị xử phạt, tùy theo nồng độ cồn trong người. Theo đó đối với xe máy, mô tô, mức phạt thấp nhất là 2 triệu đồng, cao nhất là 8 triệu đồng và đối với xe ô tô là 6 triệu cho tới 40 triệu.

Tăng mức phạt lái xe có rượu bia trong người

Mặc dù còn một số bất cập trong quy định (ví dụ ăn một số hoa quả cũng có nồng độ cồn trong người) và lo ngại về tăng tiêu cực trong hoạt động của CSGT, nhưng theo xu hướng chung việc phạt nặng người uống rượu bia lái xe là điều cần thiết. Ở nhiều nước đã từ lâu hành vi uống bia rượu lái xe bị xử phạt rất nặng. Thậm chí nếu vượt ngưỡng nào đó hoặc tài phạm thì sẽ bị ngồi tù, tước bằng lái xe lâu dài và nhiều chế tài nghiêm trọng khác. Thế nên không nhiều người vừa uống bia rượu xong mà lái xe.

Người Việt Nam đang ăn nhậu quá nhiều. Có cảm giác người Việt ở đâu, lúc nào, vì lý do gì cũng có thể nhậu được. Người Việt không uống kiểu dùng 1 ly rượu vang hay ly bia trong lúc ăn cho món ăn thêm đậm đà, để có thêm men xúc tác dễ trao đổi câu chuyện hơn. Người Việt uống là phải tới bến, dô 1 lần rồi phải có lần 2 lần 3, uống để cho ồn ào, đã uống là mất cả buổi, cả đêm. Nhiều khi uống chẳng biết để làm gì nữa. Người Việt chấp nhận uống với những người không quen biết, uống xong cũng chẳng biết người trong bàn là ai, họ như thế nào, được điều gì sau cuộc nhậu…Chỉ biết sau cuộc nhậu là tốn tiền, là đau đầu, hôm sau đi làm uể oải, là rủi ro tai nạn trên đường về, là về nhà chửi bới vợ con…Người Việt thường hay mời, rủ rê, ép người khác uống. Mặc dù người được mời, bị ép không muốn, không uống được. Nếu người “được mời” mà từ chối thì bị coi là không nhiệt tình, không nể mặt, thậm chí không phải là đàn ông!!! . Mình từng nhiều lần ở vào hoàn cảnh như vậy. Người Việt nhậu nhiều, nhậu phải “tới bến” nhưng do bản thân còn nghèo và chưa có ý thức về an toàn, dịch vụ xã hội chưa phát triển, thế nên thường tự lái xe về nhà. Mặc dù chưa có số liệu điều tra nhưng mình cá chắc rằng người Việt tự lái xe về sau khi nhậu thuộc dạng hàng đầu của thế giới. Đó thực sự là hiểm họa cho bản thân, gia đình và người khác.

Cùng tham khảo quy định của một số nước về hành vi uống bia rượu lái xe theo linh dưới đây:

https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/uong-ruou-bia-lai-xe-nuoc-ngoai-quy-dinh-nong-do-con-va-xu-phat-the-nao-c415a1113809.html

Tổng hợp mức xử phạt các lỗi cơ bản khi tham gia giao thông đường bộ

Tăng mức phạt lái xe có rượu bia trong người

>> Toàn bộ NĐ số 100/2019/NĐ-CP quý độc giả có thể tải TẠI ĐÂY

Scores: 4 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 509 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *