Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình của Toà án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án được quy định rõ ràng trong Bộ luật Tố tụng Dân sự. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình như ly hôn, chia tài sản, tranh chấp nuôi con…và hướng dẫn cụ thể quy trình nộp đơn khởi kiện.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình của Toà án

Tranh chấp hôn nhân và gia đình là gì?

Tranh chấp về hôn nhân và gia đình có thể hiểu là những tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình. 

Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, các tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm các loại tranh chấp như sau:

  • Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
  • Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tranh chấp nhà chung.
  • Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. 
  • Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
  • Tranh chấp về cấp dưỡng.
  • Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
  • Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
  • Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, ngoại trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình theo cấp toà án

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

  • Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về hôn nhân và gia đình nêu trên. Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam còn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
  • Trường hợp các tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
  • Bên cạnh đó, pháp luật quy định Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện cũng có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

>> Bài viết liên quan: Mẫu đơn đơn phương ly hôn

Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh 

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Đồng thời, khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể tự mình lấy lên, giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Ngoài ra, Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền:

  • Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh 
  • Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình theo lãnh thổ

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

  • Tòa án nơi bị đơn (người bị khởi kiện) cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình.
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn để giải quyết.
  • Trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Quy trình khởi kiện tranh chấp hôn nhân và gia đình

Quy trình khởi kiện tranh chấp hôn nhân và gia đình

Thủ tục khởi kiện tranh chấp hôn nhân và gia đình

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và soạn đơn khởi kiện:

  • Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của cả hai vợ chồng.
  • Giấy đăng ký kết hôn: Bản gốc hoặc bản sao có công chứng.
  • Giấy khai sinh của con (nếu có).
  • Các giấy tờ liên quan đến tài sản: Sổ đỏ, sổ tiết kiệm, hợp đồng mua bán nhà đất, hóa đơn…
  • Các bằng chứng khác: Tin nhắn, email, thư từ, hình ảnh, video… có thể chứng minh các vấn đề tranh chấp như bạo hành gia đình, ngoại tình, vi phạm nghĩa vụ nuôi con.
  • Đơn khởi kiện phải trình bày rõ ràng các yêu cầu của người khởi kiện, căn cứ pháp lý và các bằng chứng.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện:

  • Nộp đơn trực tiếp: Đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.
  • Nộp đơn qua đường bưu điện: Gửi đơn khởi kiện bằng đường bưu điện có xác nhận.
  • Nộp trực tuyến qua cổng dịch vụ công.

Bước 3: Toà án thụ lý và giải quyết vụ án: Toà án sẽ căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ, yêu cầu khởi kiện để xét xử và ban hành bản án tranh chấp hôn nhân và gia đình.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình

Tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình

Tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình

Khi gặp tranh chấp hôn nhân và gia đình, việc tìm kiếm sự trợ giúp của luật sư là điều vô cùng cần thiết. Luật sư tư vấn về hôn nhân và gia đình sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của bạn, giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này. Luật sư sẽ hỗ trợ bạn:

  • Tư vấn cho bạn về các vấn đề liên quan đến ly hôn, chia tài sản, nuôi con, quyền thăm con…
  • Giúp bạn soạn thảo đơn khởi kiện một cách chính xác, đầy đủ, bảo đảm quyền lợi của bạn.
  • Hướng dẫn bạn thu thập các chứng cứ cần thiết để chứng minh cho yêu cầu của mình.
  • Đại diện bạn tham gia các cuộc hòa giải để tìm kiếm giải pháp thỏa thuận.
  • Bảo vệ quyền lợi của bạn tại phiên tòa, phản bác các lập luận của đối phương và giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất.
  • Giúp bạn thực hiện các thủ tục pháp lý khác như kháng cáo, thi hành án… nếu cần thiết.

Khi giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình, bên cạnh việc lưu ý về thẩm quyền giải quyết, chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề pháp lý khác như thời hiệu, quyền nuôi con, quyền hưởng di sản,…Nếu bạn còn có thắc mắc cần được hỗ trợ, vui lòng gọi ngay Luật Kiến Việt theo số hotline 0386579303 để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất.

Scores: 4.1 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 633 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *