Thủ tục người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

Thủ tục người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam là quy trình pháp lý để người không mang quốc tịch Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam. Nhiều người nước ngoài sau một khoảng thời gian sinh sống và định cư ở Việt Nam thì có nhu cầu nhập quốc tịch Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau như kết hôn ở Việt Nam hay muốn định cư lâu dài. Mời bạn cùng tìm hiểu về điều kiện, hồ sơ, thủ tục thực hiện qua bài viết dưới đây.

Thủ tục người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

Thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam

Người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện gì để nhập quốc tịch Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 19 Luật Quốc tịch 2008 quy định điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm:

1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
  • c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
  • d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
  • đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
  • b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
  • c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.

Thủ tục người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định tại Điều 20 Luật Quốc tịch 2008, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm:

1. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

  • a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
  • b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
  • c) Bản khai lý lịch;
  • d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
  • e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
  • g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.

2. Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.

3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Lưu ý:

  • Giấy tờ có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam phải được dịch sang tiếng Việt; bản dịch phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.

Bước 3: Nhận kết quả

  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì Sở Tư pháp tiếp nhận và cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Người nộp hồ sơ đến nhận kết quả theo lịch hẹn (thời gian giải quyết khoảng 115 ngày).
  • Trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Nhập quốc tịch Việt Nam mất bao nhiêu tiền?

Căn cứ Thông tư 281/2016/TT-BTC, lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 03 triệu đồng/trường hợp.

Các trường hợp sau đây được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam:

  • Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam: được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.
  • Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam;
  • Người di cư từ Lào được phép cư trú xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Dịch vụ luật sư tư vấn về thủ tục người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

Thủ tục người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

Luật sư tư vấn thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam

Thông qua bài viết trên, có thể bạn đã hình dung được các vấn đề liên quan đến thủ tục người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam. Về thủ tục để người nước ngoài xin quốc tịch Việt Nam còn tương đối phức tạp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và làm theo trình tự thủ tục quy định. Nếu có gì thắc mắc hoặc không rõ xin vui lòng liên hệ với công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn:

  • Phân tích điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam của bạn;
  • Xác định các hồ sơ cần chuẩn bị để xin nhập quốc tịch;
  • Đại diện làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Thực hiện dịch vụ xin nhập quốc tịch trọn gói.

Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ thêm về điều kiện, hồ sơ, quy trình xin nhập quốc tịch Việt Nam, vui lòng liên hệ hotline 0386579303 để được tư vấn cụ thể.

Scores: 4.1 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *