Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp về thừa kế là điều mà các bên tranh chấp thừa kế quan tâm bởi việc nắm rõ các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng cần thiết để các bên giải quyết tranh chấp hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn nội dung về các loại tranh chấp thừa kế, các phương thức giải quyết tranh chấp, thẩm quyền giải quyết và một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp thừa kế.
Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp về thừa kế
Các loại tranh chấp thừa kế
Các loại tranh chấp thừa kế phổ biến ở nước ta hiện nay bao gồm:
- Tranh chấp liên quan đến di chúc như tính hợp pháp của di chúc, hủy bỏ di chúc;…
- Tranh chấp di sản thừa kế;
- Tranh chấp xác nhận quyền thừa kế;
- Tranh chấp bác bỏ quyền thừa kế;
- Tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế;
- Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại…
Các phương thức giải quyết tranh chấp về thừa kế
Tranh chấp về thừa kế là một vấn đề khá phổ biến nhưng việc giải quyết khá phức tạp. Khi xảy ra tranh chấp, các bên liên quan có thể lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết:
Thương lượng
Thương lượng là phương thức được các chủ thể ưu tiên lựa chọn ngay khi xảy ra tranh chấp bởi các bên có thể bàn bạc, tự thỏa thuận với nhau giải quyết tranh chấp một cách hợp lý dựa trên tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong gia đình mà không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị gò bó bởi các quy định chặt chẽ về quy trình tổ chức, thành phần tham gia… Tuy nhiên kết quả của việc giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào thiện chí của các bên.
Hòa giải
Sau khi thương lượng không thành, các bên có thể lựa chọn bên thứ ba giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết bằng hòa giải có sự xuất hiện của Hòa giải viên với tư cách là người chủ trì hòa giải và sự tham gia của các bên tranh chấp. Phương thức này mang tính chất mềm dẻo, linh hoạt, tiết kiệm chi phí cho các bên, tuy nhiên kết quả của hòa giải không mang tính bắt buộc cao đối với các bên.
Tòa án
Tòa án là phương thức mà các bên lựa chọn khi việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải không mang lại hiệu quả. Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của cơ quan đại diện quyền lực nhà nhà nước là Tòa án. Việc giải quyết tranh chấp tại tòa án yêu cầu một quy trình pháp lý cụ thể từ việc nộp đơn khởi kiện, tham gia phiên tòa và tuân thủ quyết định của tòa án.
Lưu ý khi giải quyết tranh chấp về thừa kế
Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp thừa kế
Xác định thời hạn mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế
- Thời hạn mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại, xác định người hưởng thừa kế, thời hiệu khởi kiện…
- Theo Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự và khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án.
- Trường hợp hết thời hiệu khởi kiện mà không có đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc có đơn yêu cầu không đúng quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc.
- Trường hợp đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định thì phải xác định rõ thời điểm mở thừa kế (bắt đầu thời hiệu khởi kiện) và ngày bắt đầu khởi kiện để xác định xem thời hiệu khởi kiện còn hiệu lực hay đã hết.
- Xác định thời hiệu khởi kiện trong vấn đề thừa kế cần chú ý đến các quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (trong trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan), quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.
Xác định quyền thừa kế
Xác định những người thừa kế được hưởng thừa kế theo pháp luật, những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc, những người không có quyền thừa kế, những người thừa chối thừa kế…Việc xác định người có quyền thừa kế là vấn đề quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế, phân chia di sản thừa kế.
Xem xét tính hợp pháp của di chúc
- Trường hợp có tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc thì phải xác định tính pháp lý của di chúc.
- Di chúc hợp pháp là di chúc có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Di chúc không có hiệu lực nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Nếu chỉ còn lại một phần di sản thừa kế thì di chúc về phần thừa kế còn lại vẫn có giá trị pháp lý. Nếu trong di chúc có một phần trái pháp luật không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ có phần đó không có hiệu lực pháp luật. Khi một người để lại nhiều di chúc về một tài sản thì chỉ có di chúc cuối cùng mới có hiệu lực pháp luật. Nếu di chúc đúng pháp luật và được chấp nhận thì cần chú ý đến trường hợp thừa kế mà không xét đến di chúc.
Xác định nguyên nhân tranh chấp
Cần xác định rõ nguyên nhân của tranh chấp để giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả. Cụ thể, cần xác định có hay không việc các đương sự thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế, trường hợp các đương sự thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế cần xem xét thỏa thuận đó có hợp pháp không? Có nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người thứ ba hay không? Cần xem xét yêu cầu của các đương sự về việc hưởng di sản thừa kế bằng hiện vật hay bằng giá trị (tiền); xem xét điều kiện, hoàn cảnh của những người hưởng thừa kế, thực trạng di sản…. để xem xét phân chia di sản cho phù hợp.
Xác định căn cứ giải quyết tranh chấp
- Đối với các trường hợp tranh chấp thừa kế gắn liền với quyền sử dụng đất thì phải xét đến một số điều kiện nhất định như: có quyền sử dụng đất, chưa được hưởng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất; không có tranh chấp về quyền sử dụng đất với những người khác; quyền sử dụng đất không bị kê biên; quyền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng. Ngoài ra, khi đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền không chỉ chú ý đến việc xem xét nguồn gốc của đất đai mà còn phải xem xét, nghiên cứu quá trình sử dụng đất và kê khai, yêu cầu cấp giấy chứng nhận…
- Khi giải quyết yêu cầu của nguyên đơn về việc chia di sản, bị đơn… phải bảo đảm quyền lợi của những người liên quan đến vụ kiện.
- Về nghĩa vụ án phí, tuân theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
Về việc từ chối nhận di sản
Khi chia di sản thừa kế, cần chú ý đến người thừa kế có quyền quyết định có nhận di sản hay không? Quy định này nhằm bảo đảm quyền tự quyết của người thừa kế trong trường hợp từ chối nhận di sản mà không áp đặt hoặc hạn chế quyền của người thừa kế; theo đúng nguyên tắc của pháp luật dân sự, bảo đảm quyền lợi và tạo điều kiện cho những người thừa kế quyết định từ chối hoặc không nhận di sản. Khi người thừa kế từ chối nhận di sản, cần hỏi việc từ chối thừa kế có nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người khác hay không?
Về thứ tự ưu tiên thanh toán
Nghĩa vụ về tài sản và chi phí liên quan đến di sản của người chết được thanh toán theo trình tự quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong việc quản lý di sản có một số chi phí như chi phí bảo tồn di sản có những chi phí thực tế như chi phí mua bao bì, sản xuất mái che, kho chứa… và người quản lý di sản phải bỏ tiền ra cho việc sửa chữa, bảo tồn. Như vậy người quản lý di sản có quyền yêu cầu người thừa kế thanh toán những chi phí cần thiết này.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế của Tòa án
Việc xác định đúng thẩm quyền sẽ giúp cho vụ án được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm được thời gian và bảo vệ được quyền lợi của các bên bên. Pháp luật quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế như sau:
- Theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền của Tòa án.
- Theo Điều 35 và Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Đối với tranh chấp liên quan đến bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
- Đối với tranh chấp là động sản thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Các bên có thể thỏa thuận yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú làm việc, giải quyết tranh chấp.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về thừa kế
Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế
Luật Kiến Việt với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giải quyết tranh chấp thừa kế một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo quyền lợi. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn các nội dung sau:
- Tư vấn quy định về quyền thừa kế, người thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật;…
- Tư vấn các loại tranh chấp thừa kế;
- Tư vấn các phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế;
- Tư vấn những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp về thừa kế;
- Tư vấn thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế;
- Chuẩn bị đơn khởi kiện và tài liệu liên quan đến tranh chấp;
- Tham gia các cuộc đàm phán, hòa giải;
- Đại diện tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp;
- Tư vấn pháp lý khác theo yêu cầu…
Tranh chấp về thừa kế là một vấn đề phức tạp, thường kéo theo nhiều rắc rối pháp lý và căng thẳng gia đình. Việc lựa chọn một luật sư tư vấn thừa kế giỏi nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn giải quyết tranh chấp về thừa kế một cách hiệu quả, nhanh chóng, đúng trình tự thủ tục. Do vậy, bạn có thể liên hệ Luật Kiến Việt qua hotline 0386579303 để được hỗ trợ tư vấn.