Luật sư Giỏi tư vấn Việt Kiều tranh chấp tài sản thừa kế tại Việt Nam

Luật sư tư vấn Việt kiều tranh chấp tài sản thừa kế tại Việt Nam là dịch vụ đang được nhiều người quan tâm bởi lẽ đây là vấn đề nan giải, đòi hỏi sự tư vấn của luật sư chuyên môn. Sự khác biệt về văn hóa, khoảng cách địa lý cùng với những quy định pháp luật phức tạp tại Việt Nam khiến các tranh chấp này trở nên phức tạp hơn. Luật sư sẽ giúp Việt Kiều hiểu rõ quyền lợi của mình, xây dựng chiến lược pháp lý hiệu quả và bảo vệ tài sản thừa kế một cách tốt nhất.

Tư vấn Việt Kiều tranh chấp tài sản thừa kế tại Việt Nam

Tư vấn Việt Kiều tranh chấp tài sản thừa kế tại Việt Nam

Quyền thừa kế tài sản tại Việt Nam của Việt kiều

Theo Điều 609 và Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chung về thừa kế thì bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền thừa kế tài sản, không tính đến điều kiện có quốc tịch hay không có quốc tịch là Việt Nam. Như vậy, Việt kiều hoàn toàn có đầy đủ quyền thừa kế tài sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. 

Theo quy định tại khoản 6, khoản 3 Điều 4 Luật Đất đai 2024, khoản 3, Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) và người gốc Việt Nam (đã từng có quốc tịch Việt Nam) cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. 

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam: trường hợp này vẫn được hưởng các quyền về đất đai đầy đủ như cá nhân sử dụng đất;
  • Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài. Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008: “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. 

Như vậy, Việt Kiều theo cách hiểu thông thường được hiểu là người có gốc Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài, có thể có hoặc và không còn giữ quốc tịch Việt Nam, hoặc không còn giữ giấy tờ chứng minh nhân thân là người từng có quốc tịch Việt Nam. 

Tham khảo thêm: Việt kiều có được nhận thừa kế đất đai tại Việt Nam không?

Một số trường hợp Việt Kiều tranh chấp tài sản thừa kế phổ biến

Dưới đây là một số trường hợp trường hợp Việt Kiều tranh chấp tài sản thừa kế thường gặp:

Tranh chấp về di chúc

  • Di chúc không hợp lệ vì không đúng hình thức, thiếu chữ ký hoặc chữ ký không hợp pháp hay trường hợp  người lập di chúc không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, dẫn đến việc di chúc không có hiệu lực.
  • Di chúc bị sửa đổi, bổ sung sau khi người lập di chúc mất, gây ra tranh chấp giữa các người thừa kế.
  • Di chúc bị nghi ngờ bị ép buộc, lừa dối hoặc giả mạo.

Tranh chấp về phần thừa kế

  • Các người thừa kế không đồng ý về tỷ lệ chia phần tài sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
  • Tranh chấp về việc ai là người có quyền được thừa kế, đặc biệt là trong trường hợp có người thừa kế bị tước quyền thừa kế hoặc từ chối thừa kế.
  • Tranh chấp về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng, cách thức chia tài sản chung.

Tranh chấp về quản lý, sử dụng tài sản thừa kế

  • Các người thừa kế trong đó có Việt Kiều không thống nhất về việc ai sẽ quản lý tài sản thừa kế.
  • Các người thừa kế không đồng ý về cách thức sử dụng tài sản thừa kế.

Tranh chấp liên quan đến bất động sản

  • Tranh chấp về việc ai là chủ sở hữu hợp pháp của bất động sản.
  • Tranh chấp về việc định giá bất động sản để chia thừa kế.
  • Tranh chấp về việc thực hiện các thủ tục sang tên, chuyển nhượng bất động sản.

Tranh chấp liên quan đến các vấn đề khác

  • Tranh chấp về việc ai sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của người đã mất để lại.
  • Tranh chấp về việc xử lý tài sản dùng vào việc thờ cúng.

Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế

Phương thức giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế của Việt Kiều

Phương thức giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế của Việt Kiều

Phương thức giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế của Việt Kiều

Thương lượng

  • Thương lượng là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế hiệu quả nhất, đặc biệt đối với người Việt kiều. Thay vì đưa vụ việc ra tòa, các bên có thể ngồi lại với nhau để tìm kiếm một giải pháp hòa bình, bảo toàn mối quan hệ gia đình và tiết kiệm thời gian, chi phí.
  • Thương lượng giúp các bên giữ gìn mối quan hệ gia đình, tránh những xung đột kéo dài gây ảnh hưởng đến tâm lý của mọi người. Khi các bên đạt được thỏa thuận, cần lập biên bản ghi rõ nội dung thỏa thuận, ký tên xác nhận.

Tòa án

  • Khi các nỗ lực thương lượng không đạt được kết quả, việc khởi kiện tại Tòa án là giải pháp cuối cùng để giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế của Việt kiều tại Việt Nam.
  • Thủ tục tố tụng tại Tòa án được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Đây là phương thức cuối cùng, tuy nhiên các bên cần chuẩn bị kỹ lưỡng vì thủ tục tố tụng tại Tòa án tương đối phức tạp, mất nhiều thời gian và công sức.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế của Việt kiều

Theo Điều 26, Điều 35, Điều 37, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015  quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  • Về thẩm quyền tòa án: tranh chấp về quyền thừa kế tài sản của Việt kiều nên đây là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
  • Về cấp có thẩm quyền giải quyết: Tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện, nhưng do Việt kiều được xác định là đương sự ở nước ngoài nên thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án nhân dân cấp tỉnh.
  • Về thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ: Tranh chấp về quyền thừa kế nên thẩm quyền giải quyết là tại nơi cư trú của bị đơn. Nếu bị đơn không cư trú, làm việc tại Việt Nam thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết.

Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế của Việt kiều

Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế của Việt kiều cần tuân thủ Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Hồ sơ khởi kiện đất tranh chấp thừa kế của Việt kiều bao gồm: 

  • Đơn khởi kiện
  • Tài liệu liên quan chứng minh yêu cầu khởi kiện là có căn cứ: di chúc, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người để lại di sản,…
  • Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân của người nhận thừa kế. 
  • Các tài liệu khác liên quan đến tranh chấp thừa kế của Việt kiều. 

Thủ tục gồm các bước:

  1. Bước 1: Người khởi kiện nộp bộ hồ sơ khởi kiện đến Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế của Việt kiều, có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ khởi kiện thông qua đường bưu điện, qua cổng thông tin dịch vụ công.
  2. Bước 2: Nộp tạm ứng án phí theo yêu cầu của Tòa án và nhận thông báo thụ lý/thông báo yêu cầu cung cấp các tài liệu.
  3. Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc tranh chấp thừa kế của Việt kiều, ban hành bản án sơ thẩm.

Vì sao tranh chấp thừa kế của Việt kiều tại Việt Nam cần luật sư hỗ trợ?

Tranh chấp thừa kế là một vấn đề phức tạp, đặc biệt khi liên quan đến Việt kiều. Sự khác biệt về văn hóa, khoảng cách địa lý, cùng với hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các quốc gia khác đã khiến cho việc giải quyết các tranh chấp này trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, sự hỗ trợ của luật sư trở nên vô cùng cần thiết.

Dưới đây là những lý do chính vì sao Việt kiều cần đến luật sư khi có tranh chấp thừa kế tại Việt Nam:

  • Pháp luật về thừa kế của Việt Nam có nhiều quy định chi tiết, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như dân sự, đất đai,…. Việc tự nghiên cứu và áp dụng luật có thể dẫn đến những sai sót nghiêm trọng.
  • Pháp luật Việt Nam liên tục được hoàn thiện và bổ sung, việc nắm bắt những thay đổi mới nhất là điều không hề dễ dàng đối với người nước ngoài. Đặc biệt là mỗi vụ án tranh chấp thừa kế của Việt kiều tại Việt Nam đều có những đặc điểm riêng, đòi hỏi phải có sự phân tích và đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Luật sư sẽ giúp khách hàng thu thập đầy đủ các chứng cứ liên quan đến vụ án, đảm bảo tính xác thực và hợp pháp của chúng. Đồng thời luật sư sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các luận điểm pháp lý chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trước Tòa án và thay mặt khách hàng tham gia các phiên tòa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách tốt nhất.
  • Các thủ tục liên quan đến thừa kế của Việt kiều tại Việt Nam khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Luật sư sẽ giúp khách hàng hoàn thành các thủ tục này một cách nhanh chóng và chính xác. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, luật sư sẽ giúp khách hàng giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Luật sư sẽ là người đồng hành đáng tin cậy, giúp khách hàng vượt qua những khó khăn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế cho Việt Kiều

Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế cho Việt Kiều

Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế cho Việt Kiều

Luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế cho Việt kiều và các vấn đề liên quan, cụ thể nội dung tư vấn bao gồm:

  • Tư vấn về di chúc bao gồm kiểm tra tính hợp lệ của di chúc và giải thích nội dung di chúc.
  • Xác định quyền được thừa kế theo pháp luật, thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của Việt kiều.
  • Đại diện khách hàng làm thủ tục và các buổi làm việc với các cơ quan nhà nước (Ủy ban nhân dân, Tòa án…).
  • Giải quyết tranh chấp thừa kế bao gồm giúp khách hàng thương lượng, hòa giải với các bên liên quan và đại diện cho khách hàng khi tố tụng tại tòa án.
  • Tư vấn về đăng ký thừa kế tài sản, đặc biệt là bất động sản.
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu, chứng cứ, hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu từ nước ngoài.
  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến thừa kế khác.

Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực thừa kế, Luật Kiến Việt tự tin mang đến cho quý khách hàng dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế tại Việt Nam của Việt kiều hiệu quả, bảo mật. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn pháp lý, sử dụng dịch vụ luật sư thừa kế liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0386579303 để được hỗ trợ.

Scores: 4.8 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 539 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *