Nhà đất đang thế chấp có được lập di chúc thừa kế được không?

Nhà đất đang thế chấp có được lập di chúc thừa kế được không là vướng mắc của nhiều gia đình. Khi tài sản đang thế chấp việc lập di chúc sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn quy định của pháp luật về di chúc, cách lập di chúc khi nhà đất đang thế chấp; tư vấn trình tự, thủ tục phân chia di sản thừa kế…

Nhà đất đang thế chấp có được lập di chúc thừa kế được không

Nhà đất đang thế chấp có được lập di chúc thừa kế được không?

Quy định về hiệu lực của di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Hiệu lực của di chúc được quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, tức là kể từ thời điểm người để lại di sản chết.
  • Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
  • Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
  • Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
  • Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Nhà đất đang thế chấp có lập di chúc thừa kế được không?

Lập di chúc khi nhà đất đang thế chấp

Lập di chúc khi nhà đất đang thế chấp

  • Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, cá nhân được quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, chỉ định người thừa kế khi người đó qua đời.
  • Căn cứ khoản 1 Điều 63 Luật Công chứng 2014 quy định hồ sơ công chứng bao gồm: phiếu yêu cầu công chứng, bản chính văn bản công chứng, bảo sao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp, các giấy tờ xác minh, giám định và giấy tờ liên quan khác.

Như vậy nhà đất đang thế chấp có thể làm được di chúc, việc nhà đất thế chấp tại ngân hàng không tước đi quyền lập di chúc của người có tài sản, tuy nhiên có thể xảy các trường hợp sau:

  • Tại thời điểm mở thừa kế mà di sản vẫn đang là tài sản thế chấp thì những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại theo hợp đồng thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo khoản 1 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Tại thời điểm mở thừa kế mà di sản đã bị xử lý, di sản không còn tại thời điểm mở thừa kế thì di chúc không có hiệu lực. Nếu di sản còn lại một phần sau khi bị xử lý tài sản thế chấp thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực pháp luật, người được hưởng thừa kế phần di chúc này được thực hiện các thủ tục để khai nhận theo khoản 3 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Khi lập di chúc, cần xem xét các thoả thuận của người có tài sản với ngân hàng tại hợp đồng thế chấp để thực hiện đúng thoả thuận như nghĩa vụ thông báo, phối hợp với ngân hàng…

Thủ tục lập di chúc nhà đất đang thế chấp

  • Theo quy định của pháp luật di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng và phải đáp ứng điều kiện để di chúc hợp pháp tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Nội dung di chúc phải tuân thủ Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Đối với di chúc bằng văn bản có người làm chứng được thực hiện khi người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định về nội dung di chúc theo Điều 631 và người làm chứng theo Điều 632 Bộ luật dân sự 2015.
  • Đối với di chúc có công chứng, chứng thực người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang thế chấp để đối chiếu trước khi ghi lời chứng vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Trình tự, thủ tục phân chia di sản thừa kế là nhà đất đang thế chấp

Để phân chia di sản thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp, những người thừa kế phải thực hiện thủ tục sau:

Bước 1: Xóa đăng ký thế chấp

Người thừa kế có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản vay với bên nhận thế chấp, họp những người thừa kế để cử người đại diện thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại Văn phòng Đăng ký đất đai.

Bước 2: Công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Hồ sơ cần chuẩn bị: Phiếu yêu cầu công chứng, giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế, Giấy chứng tử của người để lại di sản, Sổ đỏ, Giấy khai sinh của con, Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản thừa kế…

Cơ quan thực hiện thủ tục: Văn phòng/Phòng công chứng có trụ sở tại nơi có đất.

Thời gian thực hiện: Niêm yết công khai 15 ngày tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất và nơi cư trú cuối cùng (nếu hai nơi này khác nhau) sau đó tiến hành công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Bước 3: Đăng ký biến động

Người thừa kế nộp hồ sơ đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất. Cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thừa kế.

Dịch vụ tư vấn lập di chúc đối với tài sản đang thế chấp

Luật sư tư vấn lập di chúc đối với tài sản đang thế chấp

Luật sư tư vấn lập di chúc đối với tài sản đang thế chấp

Luật Kiến Việt với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt là tư vấn lập di chúc, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn các nội dung sau:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về di chúc;
  • Tư vấn quy định về thế chấp tài sản;
  • Tư vấn soạn thảo di chúc đối với tài sản đang thế chấp;
  • Tư vấn phân chia di sản thừa kế đang thế chấp;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác.

Tham khảo thêm về dịch vụ: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế

Nhà đất là tài sản có giá trị lớn, việc lập di chúc đối với nhà đất đang thế chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc phân chia di sản thừa kế. Bạn có thể liên hệ luật sư tư vấn thừa kế chúng tôi qua hotline 0386579303 để được hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.9 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *