Ghi âm lén có phạm luật không?

Ghi âm lén có phạm luật không là vấn đề được nhiều người quan tâm vì không phải lúc nào ghi âm cũng được cho phép, nhiều vụ việc ghi âm lén cuộc trò chuyện nhằm gây tổn hại đến người khác. Để giải đáp vấn đề này đồng thời áp dụng vào việc ghi âm một cách hợp pháp và bảo vệ lợi ích của mình, mời bạn theo dõi bài viết sau đây. 

Ghi âm lén có phạm luật không?

Ghi âm lén có phạm luật không

Ghi âm lén có phạm luật không?

Theo Khoản 3, Điều 12, Luật Viễn thông 2009 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông được quy định như sau:

Điều 12. Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông

3. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.

Bên cạnh đó, Điều 21 Hiến pháp 2013 có đề cập tới quyền riêng tư của con người như sau:

Điều 21.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”

  • Ngoài ra, Bộ Luật hình sự năm 2015 cũng quy định về việc xử lý hình sự đối với hành vi nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật tại Điều 159 .
  • Do đó, việc ghi âm trái phép là hành vi trái pháp luật. Nếu bạn muốn ghi âm lại cuộc trò chuyện, cuộc họp,… nên xin phép đối phương trước khi thực hiện hành vi ghi âm lại.

Khi nào ghi âm cuộc gọi trái phép sẽ bị xử lí hành chính?

Ghi âm lén có phạm luật không?

Xử lý hành chính ghi âm cuộc gọi trái phép

Theo Điểm q, Khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin thì việc xử lí được quy định như sau:

Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

  • Và tại quy định Khoản 3, Điều 4, Nghị định 15/2020/NĐ-CP “trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như tổ chức thì mức phạt tiền bằng ½  mức phạt tiền đối với tổ chức
  • Như vậy, hành vi ghi âm cuộc gọi trái phép nếu bị phát hiện có thể bị xử phạt hành chính lên đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và lên đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức nếu vi phạm. Ngoài ra, bạn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Ghi âm lén trái pháp luật có bị truy tố trách nhiệm hình sự?

Theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 thì khi cá nhân đã bị phạt hành chính rồi mà vẫn còn tiếp tục thực hiện thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

  • a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
  • b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
  • c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
  • d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
  • đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

  • b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • c) Phạm tội 02 lần trở lên;
  • d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
  • đ) Làm nạn nhân tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, quy định pháp luật về ghi âm cuộc gọi đề cập tới mức hình phạt cao nhất là 03 năm tù cùng hình phạt bổ sung với số tiền lên đến 20 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định lên đến 05 năm.

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật về ghi âm lén

Có thể thấy, dù ghi âm là một chức năng thuận tiện để lưu lại thông tin bằng giọng nói, tuy nhiên ghi âm lén cuộc trò chuyện là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử phạt bởi các chế tài hành chính, hình sự. Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với công ty Luật Kiến Việt để được hỗ trợ:

  • Tư vấn các trường hợp được phép ghi âm và không được phép ghi âm;
  • Tư vấn cách xử lý khi bị người khác ghi âm lén;
  • Hướng dẫn khởi kiện, tố cáo hành vi ghi âm lén;
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi ghi âm lén gây ra;
  • Dịch vụ pháp lý tố tụng, bào chữa.

Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn hỗ trợ quy định về ghi âm lén và các vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386579303 để được hỗ trợ chi tiết.

Scores: 4.26 (22 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

12 thoughts on “Ghi âm lén có phạm luật không?

  1. Hứa Thị Sinh says:

    Bạn mình bị công an gọi lên huyện làm việc, thỏa thuận về việc trả nợ chậm cho bên vay,trong khi nói chuyện bạn mình có ghi âm cuộc nói chuyện bằng điện thoại và bị công an tịch thu và bán điện thoại đi, vậy công an làm vậy có đúng không ạ

    • Luật Kiến Việt says:

      Chào bạn, cám ơn bạn đã liên hệ với công ty Luật Kiến Việt. Phần thắc mắc của bạn, chúng tôi phản hồi sơ bộ như sau:

      Nếu đúng như thông tin bạn nói thì công an làm như thế là không đúng vì đã tịch thu và tự bán điện thoại. Bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi không đúng này. Trường hợp bạn ở miền nam có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ pháp lý.
      Chào bạn

  2. le tan son says:

    Tôi có nghi ngờ vv đối xử không công bằng với con tôi, nên đã đến lớp để nói chuyện với GV chủ nhiệm trong lúc trao đổi tôi có ghi âm lại để làm cơ sở sau này khi cần (vì cô này nói chuyện rất không bất nhất) làm chứng cứ và cũng để người nhà nghe lại, xin hỏi việc ghi âm vậy có được không?

    • Luật Kiến Việt says:

      Theo quy định thì về mặt pháp luật cô ấy vẫn là người đang có chồng. Do đó bạn chung sống như vợ chồng với người đang có chồng là vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình. Bạn nên để cô ấy ly hôn và giải quyết với chồng cô ấy xong hẵng tiến tới.
      Chào bạn

  3. says:

    Xin hỏi luật sư: vợ chồng tôi cãi nhau, vợ tôi và bố mẹ vợ tôi luôn chửi bới khinh thường gia đình nhà chồng. Vậy tôi ghi âm lại cuộc trò truyện thì có trái pháp luật không ạ.

    • Luật Kiến Việt says:

      Theo chúng tôi bạn có thể thực hiện để bảo vệ quyền lợi của mình, tuy nhiên bạn cần sử dụng việc ghi âm đó việc mục đích hợp pháp, làm bằng chứng ở cơ quan pháp luật. Không được dùng việc ghi âm đó vào mục đích trái pháp luật như làm nhục, vu khống… người khác

  4. Toàn says:

    Em sắp có một cuộc họp với sếp về công cụ hỗ trợ sáng tạo mà em tự nghiên cứu lâu nay. Tuy nhiên em không muốn cống hiến không không cho công ty, em muốn có cuộc trao đổi win win với sếp nhưng sợ sếp lật lọng chiếm lấy công sức của mình thì em được phép ghi âm không ạ

    • Luật Kiến Việt says:

      Vấn đề này theo chúng tôi bạn cần tìm hiểu thêm về nội quy công ty có cho phép được ghi âm, ghi hình hay không. Vì hiện tại bạn đang là người lao động của công ty và phải tuân thủ theo hợp đồng lao động, nội quy công ty. Tuy nhiên ở khía cạnh không liên quan tới lao động mà ở khía cạnh bảo vệ quyền lợi khác của bạn thì việc ghi âm sẽ giúp ích cho bạn sau này.
      Chào bạn

  5. Elvis says:

    Xin hỏi luật sư: Liệu những ghi âm này có thể làm bằng chứng tố cáo được không? Vì tôi bị gia đình nhà vợ lừa mất tài sản. Tôi đã ký giấy mất đất. Liệu những lời ghi âm có thể lật ngược lại được không? Và tôi có tờ giấy nợ. Nhưng do lúc đầu tin tưởng nên không ghi ngày trả nợ. Liệu có thể thưa kiện để đòi lại số tiền không?

  6. Trâm says:

    Sếp của chồng tôi thường hay chửi bậy xúc phạm nhân viên, có 1 lần chồng tôi lén ghi âm vài giây lúc bà ấy chửi trong cty để đem về cho tôi nghe và không hề gửi hay phát tán ra ngoài. Vậy chồng tôi có vi phạm pháp luật ko?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *