Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và đặc biệt là mạng xã hội, hình ảnh của cá nhân ngày càng được coi trọng. Nhiều người sẽ có thắc mắc sử dụng hình ảnh có người khác có cần xin phép không? Những trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác phải trả phí? Nếu hình ảnh của bản thân chúng ta bị xâm phạm thì xử lí như thế nào? Cùng Luật Kiến Việt giải đáp các thắc mắc trên và phân tích những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến hình ảnh cá nhân và việc sử dụng hình ảnh cá nhân.

Sử dụng ảnh của người khác cần phải xin phép không?

Theo quy định của Khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh:

“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.”

Vì vậy, Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được khái niệm là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, theo đó cá nhân được phép sử dụng hình ảnh và cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình. Đối với việc sử dụng hình ảnh của cá nhân khác phải được người đó đồng ý.

Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, các quyền này được hiểu như: quảng bá hình ảnh của bản thân, được trực tiếp sử dụng hình ảnh, được đăng tải công khai hình ảnh của mình với mục đích hợp pháp… hoặc cá nhân có quyền cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình.

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Trường hợp phải trả thù lao khi sử dụng hình ảnh của người khác

Đối với trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân nhằm mục đích thương mại ví dụ như: sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm hàng hóa; dịch vụ…kể cả trường hợp gắn hình ảnh với mục đích phát sinh lợi nhuận một cách hợp pháp nào khác. Do đó, những trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân nhằm mục đích thương mại thì người sử dụng hình ảnh có nghĩa vụ trả thù lao cho cá nhân có hình ảnh còn gọi là trả phí sử dụng hình ảnh. Bên sử dụng hình ảnh chỉ không phải trả thù lao trong trường hợp giữa các bên có thỏa thuận tự nguyện về việc sử dụng hình ảnh.

Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

>> Xem thêm Tiền thuế khi cá nhân mua bán nhà đất

Trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác không cần phải xin phép

Theo quy định, việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được sự đồng ý của người đó. Tuy nhiên, một số trường hợp do pháp luật quy định một chủ thể được quyền sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần sự đồng ý của người có hình ảnh.

Theo khoản 2 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015: “Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”

Trong trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng. Ngoài ra hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Do đó, nếu việc sử dụng hình ảnh cá nhân có mục đích hướng tới những lợi ích trên thì không cần thiết phải có sự đồng ý của người có hình ảnh.

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Sử dụng hình ảnh của cá nhân

Trường hợp hình ảnh của bản thân bị xâm phạm

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp hình ảnh của bản thân bị xâm phạm dẫn đến các tranh chấp và khởi kiện.

Theo khoản 3 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015: “Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, khi phát hiện hình ảnh của bản thân được sử dụng trái phép, cá nhân có quyền bảo vệ quyền nhân thân này của mình bằng cách yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc chủ thể vi phạm và các chủ thể có liên quan phải: thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh; bồi thường thiệt hại.

Bộ luật dân sự 2015 cũng đã quy định rõ các khoản bồi thường trong trường hợp danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm chi tiết đây Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm: “1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân ở TP Hồ Chí Minh

Các câu hỏi khác có liên quan

Nhân viên đã nghỉ việc thì doanh nghiệp có được sử dụng hình ảnh của nhân viên đó để quảng cáo không?

Theo quy định của Khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý”. Trường hợp nhân viên đã nghỉ việc hay vẫn còn làm, nếu muốn sử dụng hình ảnh của nhân viên, công ty đều cần hỏi ý kiến của nhân viên và phải được nhân viên đó đồng ý. Theo đó, trường hợp sử dụng hình ảnh nhân viên đã nghỉ việc, nhưng nhằm mục đích thương mại, cần phải trả thù lao cho nhân viên cũ đó trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Cá nhân phải làm sao khi hình ảnh mình bị xâm phạm?

Khi phát hiện hình ảnh của bản thân được sử dụng trái phép, cá nhân có quyền bảo vệ quyền nhân thân này của mình bằng cách yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc chủ thể vi phạm và các chủ thể có liên quan phải: thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh; bồi thường thiệt hại.

Trên đây là nội dung phân tích về vấn đề quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

Scores: 4.9 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *