Cách viết đơn xin ly hôn

 

Đơn  xin ly hôn là văn bản bắt buộc và quan trọng mà đương sự phải nộp cho Tòa án khi tiến hành thủ tục ly hôn. Nhiều người không biết cách viết đơn thế nào để vừa ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo có đủ các yếu tố cần thiết theo quy định. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách trình bày lý do xin ly hôn và các vấn đề liên quan khác như tài sản chung, quyền nuôi con,… để tòa án giải quyết. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ với công ty Luật Kiến Việt chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời mọi vấn đề về ly hôn.

Cách viết đơn xin ly hôn
Cách viết đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn để làm gì? 

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do đó, để tiến hành thủ tục ly hôn thì người muốn ly hôn phải nộp đơn ly hôn và các giấy tờ khác theo quy định. Nội dung trong Đơn ly hôn sẽ là cơ sở để Tòa án thụ lý và giải quyết các vấn đề cho đương sự.

Đơn xin ly hôn cần hai vợ chồng ký không? 

Ly hôn gồm hai trường hợp là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn, mỗi trường hợp có yêu cầu về chữ ký khác nhau, cụ thể như sau:

 Thuận tình ly hôn: hai vợ chồng cùng yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Nếu Tòa án xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã tự thỏa thuận được với nhau về các vấn khác như: chia tài sản; trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; nợ chung;… thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Do thuận tình ly hôn chỉ xảy ra trong trường hợp hai vợ chồng đã thỏa thuận được các vấn đề con cái và tài sản cho nên trong Đơn ly hôn phải có chữ ký của cả hai vợ chồng.

Ly hôn đơn phương: là trường hợp ly hôn xuất phát từ ý chí một bên (vợ hoặc chồng). Người nộp đơn ly hôn cần chứng minh việc ly hôn là có căn cứ; vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Trong yêu cầu ly hôn phải đưa ra được các căn cứ, bằng chứng xác thực thì Tòa án mới xem xét chấp nhận giải quyết ly hôn. Do trường hợp này xuất phát từ ý chí muốn ly hôn của một bên nên chỉ cần chữ ký của người muốn ly hôn.

Các nội dung cần có của đơn xin ly hôn 

Về cơ bản,  nội dung Đơn xin ly hôn có 5 phần, bao gồm:

Phần 1: kính gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn;

Phần 2: thông tin các đương sự (vợ và chồng) trong vụ án ly hôn;

Phần 3: thông tin về đăng ký kết hôn và nội dung ly hôn;

Phần 4: trình bày các nội dung yêu cầu tòa án giải quyết như: yêu cầu giải quyết ly hôn, yêu cầu về quyền nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con, yêu cầu chia tài sản chung (bất động sản và động sản), yêu cầu phân chia nghĩa vụ trả nợ chung trong thời kỳ hôn nhân,…;

Phần 5: ký tên.

>> Có thể bạn quan tâm:  Dịch vụ tư vấn Luật sư ly hôn

Cách viết đơn xin ly hôn
Dịch vụ luật sư ly hôn

Cách viết nội dung của đơn xin ly hôn 

Các  nội dung trong đơn xin ly hôn được trình bày cụ thể như sau:

Lý do ly hôn gồm những nội dung: 

  • Thời gian kết hôn và chung sống của vợ chồng: thời gian, địa điểm; 

  • Mâu thuẫn giữa vợ và chồng: thời gian phát sinh, nguyên nhân, hậu quả;

  • Hiện nay có còn sống chung với nhau không? Ly thân từ khi nào? (nếu đã ly thân);

  • Lý do  chính yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Nội dung về con chung gồm: 

  • Ghi thông tin chi tiết của con chung: họ tên, năm sinh;

  • Thỏa thuận của vợ hoặc chồng về người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chung. Đưa ra mức cấp dưỡng cụ thể (nếu có). Trường hợp chưa thỏa thuận được thì ghi rõ muốn Tòa án giải quyết như thế nào?; 

  • Trường hợp chưa có con chung thì ghi không có con chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Nội dung về tài sản chung: 

  • Liệt kê toàn bộ thông tin về phần tài sản chung hiện có;

  • Giá trị thực tế của tài sản chung và nêu rõ yêu cầu phân chia tài sản;

  • Trong trường hợp cả hai bên đã tự thỏa thuận được về tài sản chung thì nêu rõ vợ chồng tự thỏa thuận về tài sản chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết;

  • Nếu không có tài sản chung thì ghi rõ không có tài sản chung nên không yêu cầu giải quyết.

Nội dung về nợ chung: 

  • Nếu có nợ chung thì cần ghi cụ thể số nợ, thông tin chi tiết về khoản nợ: ai là chủ nợ, nợ tiền mặt hay nợ tài sản, thời gian trả nợ,…;

  • Yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia về nợ chung: mỗi người trả bao nhiêu; 

  • Trong trường hợp cả hai bên đã tự thỏa thuận được về nợ chung thì nêu rõ vợ chồng tự thỏa thuận về nợ chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết;

  • Nếu không có nợ chung thì ghi không có nợ chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tải mẫu đơn xin ly hôn 

Dưới đây là mẫu đơn thuận tình ly hôn có thể tham khảo.

>> Mẫu đơn thuận tình ly hôn

Dưới đây là mẫu đơn ly hôn đơn phương có thể tham khảo.

>> Mẫu đơn ly hôn đơn phương

Tư vấn cách viết đơn xin ly hôn 

Trên đây là nội dung hướng dẫn Cách viết đơn xin ly hôn. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý về ly hôn vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt để được cung cấp.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên  hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 4.3 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 522 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *