Lợi thế trong việc tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Lợi thế trong việc tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn là yếu tố quyết định hạnh phúc và tương lai của trẻ nhỏ. Khi hôn nhân đổ vỡ, việc giành được quyền nuôi con trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh. Để có thể giành được quyền nuôi con, bạn cần nắm vững những yếu tố pháp lý, chuẩn bị đầy đủ bằng chứng và xây dựng một chiến lược hợp lý. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Lợi thế trong việc tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Lợi thế trong việc tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Lợi thế của cha/mẹ trong việc tranh chấp quyền nuôi con

Theo Khoản 2 Điều 81 Luật HNGĐ 2014 quy định như sau: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con”. Như vậy, trong điều luật không quy định cụ thể vấn đề quyền lợi về mọi mặt của con? Tuy nhiên, dựa vào các kết quả từ Tòa án, chúng ta có thể hiểu được về quyền lợi về mọi mặt của con như sau:

Điều kiện về vật chất

Bạn phải đưa ra được các minh chứng về việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của con như:

  • Nơi ở hợp pháp (giấy tờ nhà đất, sổ hộ khẩu,..);
  • Công việc ổn định;
  • Thu nhập đảm bảo phục vụ cuộc sống cho chính bản thân bạn và con (Bảng lương, hợp đồng lao động,…)

Điều kiện về tinh thần

Bên cạnh các điều kiện về vật chất thì những điều kiện phải đảm bảo về mặt tinh thần cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc xem xét nên giao con cho ai nuôi dưỡng bởi lẽ nó là một phần ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của con. Điển hình như:

  • Bạn chứng minh được người còn lại có tiền án, tiền sự hoặc có những hành vi liên quan đến bạo lực, đặc biệt là bạo lực gia đình, trẻ em,…
  • Đưa ra được những bằng chứng người còn lại thường xuyên vắng nhà, hay đi nhậu do tính chất công việc, gửi con cho ông bà chăm nom, không đảm bảo điều kiện phát triển toàn diện cho con…

Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 81 Luật HNGĐ 2014 có quy định: “Đối với con từ 7 tuổi trở lên, cha/mẹ phải xem xét nguyện vọng của con”. Như vậy, con từ 7 tuổi trở lên có nguyện vọng sống với bạn thì đó sẽ là một lợi thế cho bạn khi tranh chấp quyền nuôi con.

>> Xem thêm: Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Lợi thế trong việc tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Trước tiên, bạn phải xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Căn cứ theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật TTDS 2015: “Tranh chấp về giao dịch dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án”. Bên cạnh đó theo Điểm a Khoản 1 Điều 35 của Bộ luật TTDS 2015 cũng quy định:“ Tòa án Nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này” và Điểm a; b, Khoản 1 Điều 39 quy định: “Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”

Như vậy, từ những quy định trên, bạn có thể nộp hồ sơ khởi kiện tại TAND cấp huyện nơi vợ/chồng còn lại sinh sống hoặc TAND cấp huyện nơi bạn sinh sống trong trường hợp hai bạn đã thỏa thuận với nhau.

Giấy tờ cần có khi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Khi khởi kiện, bạn cần biết hồ sơ khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn cần có những gì. Bạn có thể tham khảo hồ sơ dưới đây nhé:

1.     Đơn khởi kiện

2.     Bản trích lục Giấy khai sinh của con

3.     CCCD (bản sao công chứng)

4.     Sao y Bản án ly hôn, Quyết định ly hôn (nếu có)

5.     Giấy tờ chứng minh lợi thế để giành quyền nuôi con (tài sản, tinh thần, cuộc sống..)

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

.Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn

Khi hôn nhân tan vỡ, việc tranh chấp quyền nuôi con thường xảy ra và gây ra nhiều căng thẳng cho cả cha mẹ và con cái. Đừng lo lắng! Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong giai đoạn khó khăn này. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn:

  • Phân tích tình hình cụ thể, xác định quyền lợi và nghĩa vụ của bạn.
  • Xây dựng chiến lược phù hợp để bảo vệ quyền lợi của con bạn.
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý cần thiết cho quá trình tố tụng.
  • Bảo vệ quyền lợi của bạn trong các phiên tòa và các thủ tục pháp lý liên quan.
  • Tìm kiếm giải pháp hòa giải tối ưu để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con.

Chúng tôi hiểu rằng đây là giai đoạn khó khăn, vì vậy chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn, mang đến cho bạn sự hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp và tận tâm nhất. Từ những nội dung tư vấn trên, hy vọng bạn có thể hình dung được lợi thế của mình trong vấn đề về tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn. Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với công ty Luật Kiến Việt qua hotline 0386579303 để được hỗ trợ.

Scores: 5 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 624 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *