Thủ tục giải quyết tranh chấp góp tiền mua nhà đất chung

Việc những người có quen biết và tin tưởng nhau cùng góp tiền mua nhà đất chung là hiện thường xảy ra. Giao dịch này đem lại nhiều lợi ích nhưng đồng thời cũng là nguồn cơn của nhiều tranh chấp trên thực tế. Trong bài viết này, Luật Kiến Việt sẽ hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp liên quan đến góp tiền mua nhà đất chung.

 

Thủ tục giải quyết tranh chấp góp tiền mua nhà đất chung

Tình trạng góp tiền mua nhà đất chung

Góp tiền mua nhà đất chung xảy ra khá phổ biến trên thực tế vì người mua nhà đất chung có thể đồng sở hữu nhà đất mà chỉ phải bỏ ra khoản tiền nhỏ. Đồng thời, nếu đáp ứng điều kiện tách sổ, các đồng sở hữu có thể tiến hành thủ tục tách sổ đất khi không còn muốn đồng sở hữu hoặc muốn chuyển quyền sở hữu đối với phần tài sản của mình. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà sở hữu chung nhà đất đem lại, giao dịch này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro tranh chấp. Ví dụ điển hình có thể thấy là trường hợp các bên không thể thỏa thuận thống nhất về quyền lợi đối với nhà đất chung.

Quy định pháp luật về mua nhà đất chung

Sở hữu chung nhà đất là hoàn toàn hợp pháp theo quy định pháp luật. Cụ thể, khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định về việc cấp Giấy chứng nhận cho nhà đất có nhiều người chung quyền sử dụng. Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. Mỗi đồng sở hữu được cấp riêng 01 Giấy chứng nhận, tuy nhiên, trường hợp chủ sở hữu có yêu cầu thì Giấy chứng nhận được cấp chung và được trao cho người đại diện.

Nhà đất được góp tiền mua chung trở thành tài sản chung theo phần của các đồng sở hữu. Theo đó, việc khai thác, sử dụng và định đoạt nhà đất phải tuân theo các quy định từ Điều 216 đến 219 BLDS 2015. Ngoài ra, theo điểm b khoản 2 Điều 167 Luật đất đai, trường hợp một người đồng sở hữu nhà đất muốn thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đối với phần tài sản của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định.

Cách thức giải quyết tranh chấp góp tiền mua nhà đất chung

Khi có tranh chấp xảy ra, các bên có thể lựa chọn tự giải quyết trước với nhau thông qua thương lượng, hòa giải. Đặc biệt, các đối tượng cùng góp tiền mua chung nhà đất thường có quen biết hoặc có mối quan hệ khá thân thiết và tin tưởng lẫn nhau. Do đó, đây là phương thức giải quyết tranh chấp được ưu tiên để giữ gìn mối quan hệ giữa các bên. Tuy nhiên, việc thương lượng, hòa giải không phải lúc nào cũng có thể đem lại sự thống nhất. Khi đó, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Theo khoản 2 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, nếu các đồng sở hữu không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi người sẽ phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp góp tiền mua nhà đất chung

luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp góp tiền mua nhà đất chung

Trên đây là nội dung bài “ Thủ tục giải quyết tranh chấp góp tiền mua nhà đất chung. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu về pháp luật đất đai, Quý khách vui lòng liên hệ Luật Kiến Việt để được tư vấn về các vấn đề:

  • Tư vấn quy định pháp luật về các giao dịch quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

  • Tư vấn quy định pháp luật về tranh chấp nhà đất

  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp pmua bán nhà đất tại TP Hồ Chí Minh

  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp mua bán nhà đất tại Lâm Đồng

  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp mua bán nhà đất tại Đồng Nai

  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp mua bán nhà đất tại Bình Thuận

  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp mua bán nhà đất tại Bình Dương

  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp mua bán nhà đất tại Đăk Nông

Để nhận tư vấn, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Luật Kiến Việt theo thông tin dưới đây:

Trân trọng cảm ơn!

Scores: 4.9 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *