Tội chống người thi hành công vụ gây thương tích không chỉ ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội mà còn là sự đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của những cá nhân đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ pháp luật. Theo quy định của Bộ Luật Hình sự hiện hành, mức phạt đối với hành vi chống đối, cản trở người thi hành công vụ là rất nghiêm khắc và được quy định cụ thể tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các quy định liên quan đến các yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ gây thương tích, mức phạt cụ thể cũng như các vấn đề liên quan
Tội chống người thi hành công vụ gây thương tích
Quy định pháp luật về tội chống người thi hành công vụ
Theo Điều 330 Bộ Luật Hình sự, tội chống người thi hành công vụ được quy định như sau:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức
- Phạm tội 02 lần trở lên
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội
- Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên
- Tái phạm nguy hiểm.
Các yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ
Mặc dù tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ Luật Hình sự, thế nhưng hệ quả của hành vi chống người thi hành công vụ tại Điều 330 chỉ đề cập đến việc thiệt hại về tài sản. Trường hợp hệ quả của hành vi là gây thương tích cho người thi hành công vụ thì được quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự.
Theo Điều 134 Bộ Luật Hình sự, quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và các yếu tố cấu thành tội này bao gồm:
- Về chủ thể: Người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Về khách thể: Xâm phạm quyền được bảo vệ về sức khỏe của con người
- Về mặt khách quan: Là hành vi tác động vào cơ thể người khác làm cho người đó bị thương tích hoặc bị tổn hại về sức khỏe
- Về mặt chủ quan: Có lỗi cố ý
Tham khảo thêm: Các yếu tố cấu thành tội danh chống người thi hành công vụ
Các chế tài pháp lý đối với tội chống người thi hành công vụ gây thương tích
Đối với tội chống người thi hành công vụ, Điều 330 Bộ luật Hình sự quy định:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
- Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Nếu hành vi chống người thi hành công vụ mà gây thương tích, thì mức phạt hay chế tài pháp lý sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và số lượng nạn nhân theo Điều 134 Bộ Luật Hình sự:
- Nếu cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11 % thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người đang thi hành công vụ mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người thi hành công vụ mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người thi hành công vụ trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% thì thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người thi hành công vụ mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người thi hành công vụ trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Xem thêm trường hợp: Chống người thi hành công vụ dẫn đến chết người
Một số vấn đề liên quan đến tội chống người thi hành công vụ
Bộ Luật Hình sự đã có những quy định rõ ràng về tội chống người thi hành công vụ, bao gồm cả hành vi và các mức phạt cụ thể. Nhưng thực tế vẫn có một số câu hỏi được đặt ra liên quan đến hành vi trên, cụ thể:
Khi nào hành vi kháng cự đối với người thi hành công vụ sẽ bị coi là tội phạm
Căn cứ theo Điều 330 Bộ Luật Hình sự thì chỉ khi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội chống người thi hành công vụ.
Ngoài ra còn phải xét các yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ để xác định tội phạm, cụ thể:
- Về mặt chủ thể: người phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Về mặt chủ quan: có lỗi cố ý trực tiếp.
- Về mặt khách thể: xâm phạm đến hoạt động quản lý của nhà nước.
- Về mặt khách quan: hành vi phạm tội phải là một trong các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác (như là đe dọa về mặt tinh thần,…)
Tội chống người thi hành công vụ có được hưởng án treo không?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) thì án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Vậy nên, tội chống người thi hành công vụ có thể được hưởng án treo nếu người phạm tội bị xử phạt tù không quá 03 năm và đáp ứng đầy đủ các điều kiện được hưởng án treo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) và không nằm trong các trường hợp không cho hưởng án treo.
Luật sư bảo vệ, bào chữa cho tội chống người thi hành công vụ
Luật sư bảo vệ, bào chữa tội chống người thi hành công vụ
Tội chống người thi hành công vụ là hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự, với cấu thành tội phạm phức tạp liên quan đến hành vi chống đối, cản trở hoặc kháng cự khi người thi hành công vụ đang thực hiện nhiệm vụ. Nếu bị truy tố về tội này, bạn có thể đối mặt với những chế tài pháp lý nghiêm khắc, đặc biệt trong các trường hợp gây thương tích hoặc hậu quả nghiêm trọng.
Chúng tôi hiểu rõ sự căng thẳng khi đối diện với quá trình tố tụng, vậy nên đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ:
- Tư vấn chi tiết về cấu thành tội phạm và mức phạt có thể phải đối mặt
- Xây dựng chiến lược bào chữa hiệu quả, giúp bạn có cơ hội giảm nhẹ hình phạt hoặc được minh oan trước pháp luật.
- Tìm kiếm và bảo vệ chứng cứ có lợi cho bạn trong suốt quá trình điều tra và xét xử.
- Hỗ trợ toàn diện trong các giai đoạn như điều tra, lấy lời khai, khởi tố, và tranh tụng tại phiên tòa.
Mọi thông tin bạn cung cấp để giải quyết rắc rối pháp lý khi bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích sẽ được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Trước khi có bản án có hiệu lực từ tòa án thì bạn vẫn được coi là vô tội. Hãy liên hệ ngay qua hotline 0386579303 để được luật sư hình sự tư vấn và được bảo vệ quyền lợi tốt nhất trong các vụ án liên quan đến tội chống người thi hành công vụ.