Tranh chấp đất đai do sai số đo đạc giải quyết như thế nào?

Tranh chấp đất đai do sai số đo đạc là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến trong quá trình quản lý và sử dụng đất, xuất phát từ sự chênh lệch trong quá trình đo đạc, xác định ranh giới thửa đất, điều này có thể dẫn đến các tranh chấp tiềm ẩn khi giao dịch, chuyển nhượng. Việc giải quyết tranh chấp đòi hỏi phải tuân theo quy trình pháp lý chặt chẽ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin, quy định về việc giải quyết tranh chấp đất đai do sai số đo đạc và giải đáp một số vấn đề liên quan.

Tranh chấp đất đai do sai số đo đạc

Tranh chấp đất đai do sai số đo đạc

Quy định pháp luật về đo đạc đất đai

Căn cứ theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thì việc xác định, đo vẽ ranh giới thửa đất được thực hiện cơ bản như sau:

  • Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất
  • Đồng thời, cán bộ đo đạc sẽ yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
  • Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Còn đối với việc đo vẽ đường địa giới hành chính:

  • Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với công chức địa chính cấp xã và người dẫn đạc xác định đường địa giới hành chính trên thực địa theo thực tế đang quản lý và thông tin trên hồ sơ địa giới hành chính.
  • Việc đo vẽ chi tiết đường địa giới hành chính được thực hiện theo đường ranh giới thực tế đang quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương điểm đo vẽ chi tiết.

Các trường hợp dẫn đến sai số đo đạc

Sai sót trong quá trình đo đạc là không thể tránh khỏi, bởi thế nên trong Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũng có quy định về sai số cho phép khi đo đạc tại Điều 7. Nhưng trong một số trường hợp, việc sai lệch khi đo vẽ đất đai lại dẫn đến những tranh chấp không đáng có giữa các bên liên quan, những nguyên nhân dẫn đến sai sót có thể kể đến như sau:

  • Sai sót do các thiết bị đo đạc. Dù các công nghệ đo đạc hiện đại nhưng thực tế chúng vẫn có thể tạo ra sai số. Những sai lệch này có thể phát sinh do chất lượng và độ nhạy của thiết bị, độ chính xác của các cảm biến, hoặc do việc bảo trì và hiệu chuẩn không đầy đủ.
  • Sai sót do yếu tố chủ quan của cán bộ đo đạc. Có thể xuất phát từ việc cán bộ đo đạc thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu cẩn trọng trong quá trình kiểm tra và ghi chép kết quả đo đạc, từ đó dễ dàng dẫn đến sai sót trong số liệu.
  • Sai sót do yếu tố bên ngoài. Cũng có thể do áp lực thời gian hoặc do phải làm việc trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, cán bộ có thể thực hiện đo đạc một cách vội vàng, không kỹ lưỡng, gây ra những sai số nhất định trong kết quả đo vẽ.

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai do sai số đo đạc

Thực hiện thủ tục đính chính, khiếu nại

Trước tiên, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc người được giao đất để quản lý cần phải làm thủ tục đính chính nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Người được cấp Giấy chứng nhận phát hiện Giấy chứng nhận cấp lần đầu có sai sót
  • Người được cấp Giấy chứng nhận phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất có sai sót

Nhưng cũng có thể cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận là người phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót, lúc này cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho người được cấp Giấy chứng nhận và đề nghị nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện thủ tục đính chính.

Vì trách nhiệm thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót thuộc về cơ quan có thẩm quyền, vậy nên nếu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc người được giao đất để quản lý không được giải quyết về vấn đề sai sót đối với Giấy chứng nhận của mình thì hoàn toàn có thể khiếu nại nếu có căn cứ.

Tham khảo thêm: Thủ tục đính chính thông tin trên sổ đỏ đất đai

Khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

Trên thực tế, việc sai số đo đạc đất đai sẽ dẫn đến chủ yếu một trong hai trường hợp tranh chấp dân sự dưới đây:

  • Tranh chấp về ranh giới thửa đất khi đo đạc không chính xác diện tích hoặc vị trí của ranh giới thửa đất, có thể dẫn đến các tranh chấp giữa các chủ đất liền kề, đặc biệt khi ranh giới bị chồng lấn hoặc có sự xâm lấn sang thửa đất khác.
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất do sai số đo đạc sẽ ảnh hưởng đến diện tích đất thực tế so với diện tích ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dẫn đến những trở ngại khi mua bán, chuyển nhượng hoặc thừa kế đất đai, vì các bên có thể bất đồng về diện tích đất thực tế so với diện tích ghi trên giấy tờ.

Các bên có thể tự hòa giải ở cơ sở, hoặc thực hiện việc hòa giải ở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất trước khi khởi kiện. Nếu hòa giải ở uỷ ban cấp xã nhưng không thành thì các bên có thể khởi kiện tại Tòa án với hồ sơ, trình tự thủ tục như sau:

Hồ sơ

  • Đơn khởi kiện
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân,…)
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh tranh chấp
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
  • Các tài liệu khác có liên quan (Biên bản hoà giải, giấy ủy quyền trong trường hợp người khởi kiện có người đại diện, giấy tờ đo đạc chỉnh lý thửa đất…).

Thủ tục

Bước 1: Nộp hồ sơ, Tòa án thụ lý vụ án

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết để họ làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 2: Chuẩn bị xét xử

Toà án tổ chức các phiên họp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải. Tùy từng trường hợp Thẩm phán sẽ ra một trong các quyết định sau đây:

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án
  • Đình chỉ giải quyết vụ án
  • Đưa vụ án ra xét xử

Bước 3: Tòa án mở phiên tòa và ban hành bản án

Sau khi xem xét hồ sơ chứng cứ và lời trình bày của đương sự, Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự. Thẩm phấn có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo.

Câu hỏi thường gặp về tranh chấp đất đai do sai số đo đạc

Làm thế nào để xác định sai số đo đạc trong hồ sơ địa chính?

Hồ sơ địa chính bao gồm các thành phần sau: Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính và bản sao các loại giấy chứng nhận. Theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT thì Văn phòng đăng ký đất đai là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính nên trên thực tế để xác định sai số đo đạc trong hồ sơ địa chính thì khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý phát hiện sai số trong đo đạc đất đai khi sử dụng đất dựa trên Giấy chứng nhận mới có thể xác định được.

Các cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai do sai số đo đạc?

Đối với một số trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 236 Luật Đất đai 2024 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung các cơ quan thẩm quyền bao gồm:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh
  • Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai do sai số đo đạc

Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai do sai số đo đạc

Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai do sai số đo đạc

Hiểu được mong muốn của khách hàng trong việc bảo vệ quyền lợi đất đai một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn toàn diện và chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ giải quyết các tranh chấp phát sinh do sai số đo đạc.

Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn quy định pháp luật về đất đai, đo đạc đất đai
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai do sai số đo đạc
  • Tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
  • Hướng dẫn thủ tục tố tụng tranh chấp về đất đai do sai số đo đạc
  • Đại diện khách hàng tại các cơ quan có thẩm quyền

Các trường hợp sai sót trong đo đạc đất đai có thể xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan. Chúng tôi cam kết hỗ trợ trong suốt quy trình giải quyết tranh chấp đất đai và đưa ra giải pháp tối ưu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0386579303 để nhân sự tư vấn tận tình từ luật sư tư vấn tranh chấp đất đai hiệu quả.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.5 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 679 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *