LUẬT VỀ CẠNH TRANH
Luật Cạnh tranh được có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2019. Luật này được ban hành vào ngày 12 tháng 06 năm 2018 với nội dung quy định về hnh vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.
NGHỊ ĐỊNH VỀ CẠNH TRANH
Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2020 hướng dẫn Luật Cạnh tranh
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2019. Nghị định này quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, việc thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh khác.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 3 năm 2015, quy định chi tiết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh.
THÔNG TƯ VỀ CẠNH TRANH
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 9 năm 2021.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 7 năm 2020. Thông tư này quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh, gồm: phí giải quyết yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; phí thẩm định hồ sơ hưởng miễn trừ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh.