Trong thực tế không ít người muốn xây dựng nhà nhiều tầng hay xây với các kiểu cách với quy mô lớn thì họ lại băn khoăn rằng mình xây như vậy có cần xin giấy phép xây dựng không? Nếu xin thì phải làm hồ sơ như thế nào? Nộp ai? Và ai có thẩm quyền cấp? Đó cũng cũng chính là câu trả lời thông qua bài viết này.
Cất nhà có cần xin giấy phép xây dựng?
Khái niệm nhà ở
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 luật Đất Đai 2014 “ Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.”
Trường hợp xây nhà không cần xin giấy phép
Theo quy định tại khoản 30 Điều 1 luật xây dựng 2020 sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 89 luật xây dựng 2014 về các trường hợp xây nhà ở riêng lẻ được miễn giấy phép xây dựng gồm các trường hợp cụ thể sau:
“h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.”
Như vậy, khi xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc các điểm h), i), k) sẽ không cần xin giấy phép xây dựng.
>> Cùng chuyên mục: Chuyển nhượng nhà ở trong dự án khi chưa có sổ
Trường hợp xây nhà ở cần xin giấy phép
Căn cứ khoản 30 Điều 1 luật xây dựng 2020 sửa đổi bổ sung cho khoản 1 Điều 89 luật xây dựng 2014 như sau: “Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.” Như vậy, chỉ trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng tại phần hai trong khoản 30 Điều 1 luật xây dựng 2020, các trường hợp còn lại nói chung và trường hợp xây nhà ở riêng lẻ nói riêng đều phải xin giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ
– Giấy phép xây dựng bao gồm:
- Giấy phép xây dựng mới
- Giấy phép sửa chữa, cải tạo
- Giấy phép di dời công trình
- Giấy phép xây dựng có thời hạn
– Hồ sơ xin giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản vẽ thiết kế xây dựng;
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Thẩm quyền cấp giấy phép xây nhà ở riêng lẻ
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
Luật sư tư vấn về việc xin giấy phép xây nhà ở
Trên đây là nội dung giới thiệu về xây dựng nhà ở có cần xin giấy phép không? Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.
Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về xây dựng nhà ở có cần xin phép không?
Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/
Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303
Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com
Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.