Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư

Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà cần được các bên góp vốn thực hiện một cách cẩn trọng bởi nhà, chung cư là tài sản có giá trị cao. Trong quá trình thực hiện giao dịch mua nhà, chung cư các bên góp vốn không thể tránh khỏi những tranh chấp. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây bên cạnh việc giới thiệu các loại tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư còn hướng dẫn hồ sơ, thủ tục giải quyết và các lưu ý.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà

Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, chung cư

Thế nào là hợp đồng góp vốn mua nhà căn hộ chung cư

Hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên nhằm mục đích cùng góp vốn để mua chung nhà, căn hộ chung cư. Hợp đồng này sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự.

Nội dung hợp đồng ưu tiên sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp đồng thời giảm thiểu rủi ro khi có tranh chấp, hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư cần có các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin các bên trong giao dịch;
  • Thông tin về nhà, căn hộ chung cư: vị trí, diện tích, giá trị, hình thức sở hữu;
  • Số tiền góp vốn của mỗi bên: tỷ lệ góp vốn, thời hạn góp vốn, hình thức góp vốn;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Cách thức giải quyết tranh chấp.

Những tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư thường gặp

Tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà thường gặp

Tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà thường gặp

Tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư là một trong những tranh chấp khá phức tạp vì có thể liên quan đến quyền sở hữu chung nhà, căn hộ chung cư. Một số tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư thường gặp là:

1. Tranh chấp về nghĩa vụ góp vốn

  • Một bên không thực hiện góp vốn đúng hạn hoặc góp không đủ số vốn đã cam kết;
  • Các bên không đồng nhất về tỷ lệ góp vốn

2. Tranh chấp về quyền sở hữu nhà, căn hộ chung cư

  • Các bên không thống nhất về thời gian sử dụng nhà, căn hộ chung cư
  • Các bên tranh chấp về việc sửa chữa, bảo trì nhà, căn hộ chung cư

3. Các bên tranh chấp về phân chia tài sản chung khi chấm dứt hợp đồng

4. Tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán tiền mua nhà, căn hộ chung cư và các chi phí liên quan như thuế, phí, lệ phí khi chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, căn hộ chung cư

5. Tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi một trong các bên vi phạm hợp đồng.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư

Việc xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư là rất cần thiết. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định lần lượt như sau:

  • Thẩm quyền theo vụ việc

Theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tranh chấp về hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư thuộc Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

=> Đây là loại tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án.

  • Thẩm quyền theo cấp

Sơ thẩm: Tòa án nhân dân cấp huyện (điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS)

Phúc thẩm: Tòa án nhân dân cấp tỉnh (điểm b khoản 1 Điều 38 BLTTDS)

  • Thẩm quyền theo lãnh thổ: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi thực hiện hợp đồng (khoản 1 Điều 39 BLTTDS)

Vậy Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú làm việc hoặc nơi thực hiện hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà

Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư tại Tòa án dự kiến sẽ mất nhiều thời gian. Vì vậy, trường hợp các bên có thể thỏa thuận, hòa giải thì nên thực hiện thỏa thuận, hòa giải trước. Trường hợp không thỏa thuận được hoặc hòa giải không thành thì mới áp dụng cách khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Nói cách khác, khởi kiện là cách thức giải quyết cuối cùng khi các cách trước không thành công. Quy trình khởi kiện được tiến hành như sau:

Bước 1: Người có yêu cầu khởi kiện nộp 01 bộ hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư;
  • Các bằng chứng liên quan;
  • Bản sao căn cước công dân chứng thực của người khởi kiện.

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ khởi kiện hợp lệ, Tòa án sẽ tiếp nhận và xem xét quyết định thụ lý giải quyết. Lưu ý, người khởi kiện cần có đầy đủ tài liệu, bằng chứng để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình.

Bước 3: Toà án tiến hành giải quyết vụ án và ban hành bản án hoặc quyết định. Trong thời gian trước khi bản án sơ thẩm có hiệu lực, một trong các bên không đồng ý với kết quả giải quyết của toà án thì có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Các lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, chung cư, căn hộ

  • Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, chung cư các bên cần tuân thủ quy định pháp luật và các thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Các bên phải ưu tiên áp dụng thỏa thuận, hòa giải trước khi khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Nếu thương lượng, hòa giải không thành công, các bên có thể khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp.
  • Bên khởi kiện cần thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện như: hợp đồng góp vốn, các văn bản liên quan đến việc góp vốn, thanh toán, sử dụng nhà, căn hộ chung cư, các bằng chứng chứng minh vi phạm hợp đồng.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, chung cư, căn hộ

Từ những phân tích trên, có thể thấy giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư là thủ tục cần thực hiện cẩn trọng để giảm thiểu rủi ro phát sinh.Liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư, Công ty Luật Kiến Việt cung cấp các dịch vụ sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về hợp đồng góp vốn, hợp đồng mua bán nhà, căn hộ chung cư và các vấn đề pháp lý liên quan theo yêu cầu;
  • Hỗ trợ, soạn thảo hồ sơ khởi kiện;
  • Tư vấn, đánh giá các phương án giải quyết tiết kiệm thời gian và hiệu quả;
  • Đại diện Khách hàng thương lượng, hòa giải hoặc làm việc với cơ quan nhà nước.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các loại tranh chấp hợp đồng, ai có quyền giải quyết và những lưu ý đối với tranh chấp hợp đồng góp vốn mua nhà, căn hộ chung cư, vui lòng liên hệ Luật sư tố tụng tư vấn giải quyết tranh chấp với Công ty Luật Kiến Việt thông qua số điện thoại 0386579303 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Scores: 4.3 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 662 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *