Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ thường xảy ra khi quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xung đột. Theo đó, vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác là một hoạt động thường có trong kinh doanh. Do đó, hãy cùng Luật sư của chúng tôi tìm hiểu về phương thức, hồ sơ cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ trong bài viết dưới đây.
Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ
Quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
- Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên với nhau về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Căn cứ theo đó, hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường bộ là sự thỏa thuận của các bên, xác định hai bên của hợp đồng là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Bên vận chuyển sẽ có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa tới địa điểm thỏa thuận giữa bên bán và bên mua.
- Như vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc mua bảo hiểm cho hàng hóa trên đường vận chuyển. Theo đó, bên được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và bên bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ
Hòa giải, thương lượng
Thương lượng là việc hai bên tự bàn bạc giải quyết tranh chấp với nhau trên tinh thần thiện chí. Hòa giải là bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ các bên tranh chấp nhằm tìm kiếm các giải pháp để loại trừ tranh chấp. Theo đó, đây là những phương án giải quyết nhanh chóng nhất vì chúng không bị ràng buộc bởi thủ tục pháp lý và cũng không mất quá nhiều chi phí.
Trọng tài thương mại
Hội đồng trọng tài là bên thứ ba độc lập, do hai bên tranh chấp chọn ra để đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên và chấm dứt xung đột. Theo đó, phán quyết của trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thỏa thuận của các bên và vừa mang tính tài phán. Tuy nhiên, phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước, không đại diện cho ý chí của Nhà nước mà đại diện cho ý chí của các bên tranh chấp.
Tòa án
Tòa án là nơi đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước nên tính cưỡng chế thi hành là bắt buộc. Việc giải quyết cũng theo trình tự của pháp luật nên sẽ tác động đến quá trình kinh doanh hoặc sản xuất của một trong hai bên tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, khi giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án thì chi phí tốn kém hơn so với các phương án giải quyết tranh chấp còn lại.
Hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ tại Tòa án
Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ
Hồ sơ
Đơn khởi kiện (Mẫu đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – Danh sách ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017);
Hồ sơ đính kèm đơn khởi kiện, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của người khởi kiện: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu…
- Các giấy tờ khác liên quan tới việc khởi kiện hoặc thương lượng, hòa giải trước đó (Nếu có);
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ giữa các bên.
Thủ tục
- Bước 1, cá nhân, tổ chức nộp đơn khởi kiện kèm theo đó là các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện;
- Bước 2, cơ quan Tòa án thông báo kết quả giải quyết đơn khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện đủ điều kiện thụ lý thì cơ quan Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đối với đơn khởi kiện. Căn cứ thông báo, cá nhân, tổ chức đến Cơ quan Thi hành án nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án. Nếu không đủ điều kiện để giải quyết thì Tòa án sẽ có thông báo cho người nộp đơn (Căn cứ theo quy định tại Điều 191, Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
- Bước 3, cá nhân, tổ chức nộp biên lai thu tiền tạm ứng đến Cơ quan Tòa án. Cơ quan Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.
- Bước 4, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn)
- Bước 5, đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm và có bản án sơ thẩm.
Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm, thì một trong hai bên tranh chấp có quyền làm đơn kháng cáo để được Tòa án giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ
- Cần lưu ý điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
- Cần lưu ý thời hiệu để hai bên giải quyết tranh chấp có còn không;
- Dựa vào những tài liệu, hồ sơ trên thực tế mà các bên nhận định vị trí pháp lý của mình để có phương án giải quyết cho phù hợp, không nên giải quyết một cách quá cứng nhắc sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Luật sư tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
Đội ngũ luật sư kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh chấp hợp đồng sẽ giúp bạn xử lý tốt các vấn đề phát sinh, cụ thể:
- Luật sư sẽ tư vấn khái quát về quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ;
- Luật sư giúp xác định thiệt hại và đưa ra phương án giải quyết phù hợp;
- Xác định nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng;
- Hỗ trợ thu thập thông tin, tài liệu, lập hồ sơ pháp lý chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác và hợp pháp cho việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ;
- Đại diện cho khách hàng tham gia hòa giải, thương lượng hoặc khởi kiện tại Tòa án .
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ là một trong những loại bảo hiểm quan trọng trong hoạt động mua bán kinh doanh. Theo đó, bảo hiểm cũng là một phương thức, một cam kết bồi thường kinh tế, có giá trị đối với bên bảo hiểm, bên được bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Do đó, các bên cần phải tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý liên quan để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc về hồ sơ, thủ tục hay nhu cầu Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm pháp lý liên quan để giải quyết tranh chấp hợp đồng, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0386579303 để được hỗ trợ.