Hướng dẫn đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển

Đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển là việc chủ hàng yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại khi hàng hóa bị mất mát trong quá trình vận chuyển bằng tàu biển. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các trường hợp được đòi bồi thường tiền hàng hóa bị thiệt hại khi vận chuyển bằng đường biển, các phương pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển, thủ tục đòi bồi thường và thực tiễn xử lý vấn đề này.

Đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển

Đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển

Các trường hợp được đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển.

Chủ thể được đòi bồi thường:

  • Thông thường, chủ hàng hóa sẽ được quyền đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển vì chủ hàng hóa là người sở hữu hợp pháp của tài sản và phải chịu những tổn thất khi hàng hóa bị mất.
  • Lưu ý: Việc xác định ai có quyền đòi bồi thường khi hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển phụ thuộc vào chủ sở hữu hợp pháp của hàng hóa tại thời điểm xảy ra tổn thất, được quy định bởi điều kiện giao hàng trong hợp đồng mua bán.
  • Ví dụ:

Trường hợp các bên thỏa thuận điều kiện giao hàng là FOB (Freight on Board: bên mua sẽ chịu toàn bộ rủi ro đối với hàng hóa kể từ khi hàng được chuyển lên boong tàu tại cảng đi), khi hàng hóa bị mất trong lúc đang vận chuyển trên biển thì bên mua – lúc này là chủ hàng – sẽ có quyền đòi bồi thường tiền hàng hóa.

Trường hợp các bên thỏa thuận điều kiện giao hàng là CIF (Cost – Insurance – Freight: bên bán sẽ chịu toàn bộ rủi ro đối với hàng hóa cho đến khi hàng được chuyển tới cảng đến), khi hàng hóa bị mất trong lúc vận chuyển thì bên bán – chủ hàng – sẽ có quyền bồi thường tiền hàng hóa.

  • Ngoài ra, tùy theo thỏa thỏa thuận của các bên mà bên gửi hàng, bên nhận hàng, bên bảo hiểm, tức là những chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa được vận chuyển cũng có thể yêu cầu bồi thường khi hàng hóa bị mất.

Có sự kiện mất hàng hóa xảy ra trên thực tế, việc mất hàng hóa là do lỗi của bên vận chuyển và không thuộc trường hợp được miễn trừ trách nhiệm theo pháp luật và hợp đồng vận chuyển: Các trường hợp mà người vận chuyển không cần phải bồi thường khi hàng hóa bị mất được quy định cụ thể tại Điều 151 và khoản 3 Điều 541 Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Để được bồi thường khi hàng hóa bị mất, người yêu cầu bồi thường phải chứng minh việc mất hàng hóa không xuất phát từ nguyên nhân quy định tại điều luật này.

Như vậy, để đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận tải bằng đường biển, cần phải xác định chủ thể được quyền yêu cầu, có sự kiện mất hàng hóa xảy ra, lỗi của bên vận chuyển và loại trừ các tình huống miễn trừ trách nhiệm bồi thường.

Phương pháp đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển.

Phương pháp đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển

Phương pháp đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển

Khi phát hiện mất hàng hóa, chủ hàng hoặc những người liên quan cần:

  • Thứ nhất, ghi nhận việc mất hàng hóa bằng biên bản kiểm hàng tại cảng dỡ hàng hoặc các bằng chứng khác có giá trị chứng minh.
  • Thứ hai, gửi thông báo cho bên vận chuyển về việc mất hàng hóa. Thông báo này phải được gửi theo thời hạn quy định trong hợp đồng vận chuyển hoặc theo quy định của pháp luật (theo Điều 174 Bộ luật Hàng hải, thời hạn gửi thông báo mất hàng hóa là 03 ngày kể từ khi nhận hàng. Trường hợp không nhận được hàng sau 60 ngày kể từ ngày phải nhận được hàng, người nhận hàng có quyền gửi thông báo mất hàng). Đồng thời, thông báo này phải ghi rõ số lượng, giá trị hàng hóa bị mất.
  • Thứ ba, chứng minh việc hàng hóa bị mất là do lỗi của bên vận chuyển và việc mất hàng hóa không thuộc trường hợp miễn trừ trách nhiệm theo quy định của pháp luật và hợp đồng vận chuyển.

Sau khi thực hiện các bước trên, bên yêu cầu bồi thường và bên vận chuyển có thể sử dụng các phương thức để tìm ra giải pháp phù hợp nhất như:

Thương lượng

Thương lượng thường là phương pháp được áp dụng đầu tiên vì có ưu điểm tiết kiệm thời gian, chi phí và giữ được mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên. Tuy nhiên, nếu các bên không thể đạt thành thỏa thuận, quá trình thương lượng có thể kéo dài. Đồng thời, kết quả của thương lượng không có tính ràng buộc về mặt pháp lý nên sẽ rất khó để thực hiện nếu thiếu sự thiện chí.

Hòa giải

Đây phương pháp có sự tham gia của bên thứ ba trung lập hỗ trợ các bên tìm ra phương hướng giải quyết chung. Người hòa giải thường là người có chuyên môn nên việc tìm ra giải pháp phù hợp với các bên sẽ có hiệu quả cao hơn. Phương pháp này cũng tiết kiệm thời gian và chi phí, nhưng tương tự với thương lượng, hòa giải chỉ được áp dụng nếu các bên tự nguyện.

Trọng tài

Yêu cầu trọng tài thương mại giải quyết vấn đề bồi thường tiền hàng hóa bị mất do vận chuyển bằng đường biển thường được ưa chuộng vì các trọng tài viên thường là những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm dày dạn, chất lượng giải quyết tranh chấp cao. Phương pháp này có tính bảo mật cao, nhanh chóng và phán quyết của trọng tài có giá trị pháp lý tương tự như phán quyết của Tòa án nếu được Tòa án công nhận. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí khá cao và nếu không hài lòng với kết quả thì việc “kháng cáo” cũng rất khó khăn và tốn kém.

Tòa án

Khi không thể giải quyết tranh chấp thông qua phương thức thương lượng hay hòa giải, các bên có thể nộp đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Quyết định của Tòa án sẽ mang tính cưỡng chế thi hành, đảm bảo các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên tùy thuộc vào tính phức tạp của vụ án mà việc đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận tải đường biển sẽ kéo dài khá lâu, khoảng 6 – 8 tháng hoặc nhiều hơn.

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển

Hồ sơ khởi kiện

Để khởi kiện đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển cần chuẩn bị:

  • Đơn khởi kiện
  • Bản sao CCCD còn hiệu lực đối với cá nhân khởi kiện hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy ủy quyền cho người đại diện theo pháp luật (nếu có) đối với tổ chức khởi kiện.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hàng hóa (hóa đơn mua hàng, phiếu đóng gói, …)
  • Giấy tờ chứng minh hợp đồng vận chuyển (hợp đồng vận chuyển bằng đường biển, vận đơn, …)
  • Các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan đến việc mất hàng hóa và yêu cầu bồi thường.

Trình tự, thủ tục khởi kiện

Cần lưu ý về thời hiệu khởi kiện việc đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển. Theo Điều 169 Bộ luật Hàng hải, thời hiệu khởi kiện về mất mát hàng hóa là 01 năm kể từ ngày giao hàng hoặc ngày lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng.

Các bước để khởi kiện yêu cầu Tòa án án giải quyết đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển:

  1. Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan tại Tòa án có thẩm quyền theo phương thức nộp trực tiếp, gửi đến Tòa án thông qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
  2. Bước 2: Tòa án tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện, xem xét và ra thông báo để đương sự nộp tạm ứng án phí.
  3. Bước 3: Đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo và nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án để Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án dân sự và gửi thông báo thụ lý cho đương sự và Viện kiểm sát.
  4. Bước 4: Các bên đương sự nộp văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung trong đơn khởi kiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có).
  5. Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, có thể kéo dài nếu có lý do chính đáng nhưng không quá 30 ngày.

Thực tiễn xử lý đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển

  • Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu bên yêu cầu bồi thường tiền hàng hóa bị mất do vận chuyển bằng đường biển là chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường, chứng minh được việc mất hàng hóa là của bên vận chuyển, khởi kiện theo đúng trình tự thủ tục và cung cấp đầy đủ các tài liệu chứng cứ thì Tòa án sẽ có xu hướng chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường.
  • Tuy nhiên, nếu chủ hàng hóa hoặc người có quyền và nghĩa vụ không thông báo cho bên vận chuyển về việc mất hàng hóa trong vòng 03 ngày kể từ khi nhận hàng, sẽ gây trở ngại lớn trong quá trình đòi bồi thường. Việc chứng minh hàng hóa bị mất do lỗi của bên vận chuyển cũng trở nên khó khăn hơn, làm giảm khả năng thành công trong việc đòi bồi thường từ người vận chuyển.
  • Ngoài ra, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể liên quan đến các luật quốc tế, đặc biệt là khi hàng hóa được vận chuyển qua hải phận của các quốc gia khác nhau. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc lựa chọn cơ quan tài phán và luật áp dụng để xử lý tranh chấp về bồi thường hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển.

Luật sư tư vấn đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển

Luật sư tư vấn đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận tải đường biển

Luật sư tư vấn đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận tải đường biển

Nếu bạn đang gặp các vấn đề pháp lý về đòi bồi thường hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển, hãy liên hệ luật sư để được hỗ trợ:

  • Luật sư sẽ tiếp nhận những tài liệu, chứng cứ bạn cung cấp để tư vấn hướng đi, đề xuất giải pháp cho bạn;
  • Luật sư sẽ xem xét thông tin các khách hàng cung cấp để xây dựng phương hướng đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển hiệu quả nhất;
  • Luật sư giúp khách hàng thu thập, chuẩn bị hồ sơ, các giấy tờ pháp lý cần thiết khác;
  • Đại diện theo ủy quyền, thay mặt khách hàng tham gia tố tụng, thực hiện các công việc pháp lý, làm việc với cơ quan có thẩm quyền, để thực hiện việc đòi bồi thường tiền hàng hóa bị mất vận chuyển bằng đường biển;
  • Mọi thông tin của khách hàng sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.

Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển logistic

Quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, quy định về vận chuyển đường biển nói chung và bồi thường hàng hóa bị mất vận chuyển đường biển nói riêng khá phức tạp. Để đòi bồi thường trong trường hợp này cần xác định nguyên nhân dẫn đến mất hàng hóa, thực hiện đòi bồi thường theo đúng thủ tục và thu thập đầy đủ các chứng cứ liên quan. Trên đây là một số thông tin liên quan. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về nội dung này xin vui lòng liên hệ với Luật sư tư vấn của Công ty Luật Kiến Việt qua Hotline  0386.579.303 để được tư vấn giải đáp chi tiết hơn.

Scores: 4.92 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *