Buôn lậu vàng phạm tội gì? Ở tù bao nhiêu theo quy định pháp luật

Buôn lậu vàng phạm tội gì là vấn đề pháp lý mà người thực hiện buôn bán trái phép vàng qua biên giới quan tâm bởi đây là một hành vi bị nghiêm cấm theo pháp luật Việt Nam. Người phạm tội có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù với các khung hình phạt khá cao. Bài viết sau đây sẽ cung cấp quy định pháp luật về hành vi buôn lậu vàng, mức phạt cũng như tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này.

Tội phạm buôn lậu vàng

Tội phạm buôn lậu vàng

Hành vi buôn lậu vàng là gì?

  • Theo Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) thì buôn lậu được xác định là hành vi buôn bán hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật.
  • Như vậy, buôn lậu vàng là một hành vi nằm trong quy định của Bộ luật hình sự về tội buôn lậu, cụ thể là hành vi buôn bán vàng qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật.
  • Vàng là một tài sản có giá trị lớn, do đó pháp luật Việt Nam có những quy định riêng để điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh, mua bán hoặc nhập khẩu, xuất khẩu vàng và các hoạt động của tổ chức, cá nhân phải tuân theo những quy định đó. Nếu vi phạm sẽ chịu chế tài tương ứng và tuỳ theo hành vi mà có thể cấu thành tội buôn lậu vàng.

Buôn lậu vàng cấu thành tội gì theo quy định pháp luật

Buôn lậu vàng là hành vi thuộc tội buôn lậu theo quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, để cấu thành tội buôn lậu vàng, cần xem xét 04 yếu tố sau:

  1. Thứ nhất, chủ thể của tội buôn lậu vàng: Người phạm tội buôn lậu vàng có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. Theo quy định hiện hành, chủ thể của tội buôn lậu vàng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại.
  2. Thứ hai, khách thể của tội buôn lậu: Hành vi xâm phạm đến chế độ quản lý của nhà nước đối với các loại hàng hoá, kim khí quý (cụ thể là vàng).
  3. Thứ ba, hành vi khách quan: Buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại vàng.
  4. Thứ tư, mặt chủ quan: Người phạm tội buôn lậu được xác định là có lỗi cố ý trực tiếp, với mục đích thu lợi bất chính từ vàng lậu.

Buôn lậu vàng bị ở tù hay bị xử phạt hành chính?

Xử lý hành vi buôn lậu vàng

Xử lý hành vi buôn lậu vàng

Thị trường vàng trong nước và thế giới đang ngày càng nóng lên. Để kinh doanh vàng chủ thể cần chịu nhiều loại thuế, phí do đó buôn lậu vàng thường xuất phát từ việc muốn trốn thuế hoặc chủ thể không đủ điều kiện kinh doanh vàng theo quy định.

  • Hiện nay, việc xử phạt hành chính vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng được quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP (Điều 24), theo đó có thể kể đến một số hành vi: Mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; Kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng…
  • Mức phạt hành chính sẽ tuỳ vào hành vi vi phạm, cao nhất lên đến 400.000.000 đồng, ngoài ra còn có thể bị tịch thu số vàng vi phạm.

Tuy nhiên, cần xem xét hành vi vi phạm có thuộc quy định của Bộ luật hành sự về tội buôn lậu vàng hay không, theo đó:

Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

(Điều 188 Bộ luật hình sự)

Do đó, nếu việc buôn bán vàng qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật có giá trị từ 100.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự hoặc vàng buôn lậu là di vật, cổ vật thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tội buôn lậu vàng ở tù bao nhiêu năm?

Tuỳ theo mức độ của hành vi vi phạm mà người buôn lậu vàng có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù theo quy định của Bộ luật hình sự:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật hình sự.
  • Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu có một trong các tình tiết theo khoản 2 Điều 188 Bộ luật hình sự.
  • Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu có một trong các tình tiết theo khoản 3 Điều 188 Bộ luật hình sự.
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu có một trong các tình tiết theo khoản 4 Điều 188 Bộ luật hình sự.
  • Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  • Đối với pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu vàng sẽ bị xử lý theo khoản 6 Điều 188 Bộ luật hình sự, mức phạt lên đến 15.000.000.000 đồng. Ngoài ra, pháp nhân còn có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc vĩnh viễn.

Như vậy, buôn lậu vàng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội buôn lậu vàng có thể bị phạt tù lên đến 20 năm và mức phạt tiền đối với hành vi này cũng rất cao.

Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ hình phạt đối với tội buôn lậu vàng

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tội buôn lậu vàng

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tội buôn lậu vàng

Tình tiết tăng nặng

Theo quy định của Bộ luật hình sự, khung hình phạt tội buôn lậu vàng tăng dần dựa trên các yếu tố sau:

  • Buôn lậu vàng có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Vàng buôn lậu có giá trị cao ;
  • Thu lợi bất chính lớn;
  • Vàng buôn lậu là bảo vật quốc gia;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để buôn lậu vàng;
  • Buôn lậu vàng từ 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Ngoài ra, toà án khi xét xử sẽ căn cứ thêm vào các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khác được quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự như:

  • Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng.
  • Có hành động xảo huyệt hoặc hung hãn để trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
  • Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội.

Tình tiết giảm nhẹ

Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người buôn lậu vàng theo Điều 51 Bộ luật hình sự:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Luật sư tư vấn, bào chữa tội buôn lậu vàng

Buôn lậu vàng là tội phạm phức tạp được Bộ luật hình sự quy định và phải chịu các chế tài nghiêm ngặt. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề pháp lý về buôn lậu vàng hay đang lo lắng về những hậu quả nhiêm trọng từ hành vi này, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn, hỗ trợ:

  • Luật sư sẽ lắng nghe thông tin bước đầu mà bạn cung cấp để tư vấn hướng đi, đề xuất giải pháp cho bạn.
  • Luật sư giúp bạn xây dựng chiến lược bào chữa hiệu quả, giúp bạn có cơ hội giải oan, trắng án hoặc giảm nhẹ hình phạt đến mức thấp nhất.
  • Luật sư giúp bạn tìm kiếm chứng cứ có lợi và bảo vệ chứng cứ trong quá trình tố tụng.
  • Đội ngũ luật sư, tư vấn pháp lý sẽ hỗ trợ bạn trong suốt quá trình điều tra, lấy lời khai, khởi tố, truy tố và tranh tụng bảo vệ bạn tại phiên toà.
  • Mọi thông tin mà bạn cung cấp và từ vụ án sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.

Trước khi có bản án có hiệu lực của toà án thì không ai bị xem là có tội buôn lậu vàng, vì vậy, hãy tìm hiểu các quy định pháp luật về hành vi buôn lậu vàng cũng như quy trình tố tụng liên quan để bảo vệ bạn một cách tốt nhất.

Nếu bạn cần luật sư tư vấn luật hình sự, hỗ trợ về các yếu tố cấu thành tội buôn lậu vàng, mức phạt buôn lậu vàng hay các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, hãy liên hệ với công ty Luật Kiến Việt qua số hotline 0386579303 để được tư vấn cụ thể.

Scores: 4.3 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 662 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *