Cơ quan nhà nước không thi hành bản án của tòa án, phải làm sao

Cơ quan nhà nước không thi hành bản án của tòa án, phải làm sao là câu hỏi được đặt ra khi cơ quan nhà nước không thi hành bản án hành chính gây ảnh hưởng đến lợi ích của người dân, người được thi hành án có quyền gửi yêu cầu can thiệp, gửi khiếu nại hoặc đề nghị xử lý theo quy định pháp luật. Tùy mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức liên quan có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết sau sẽ cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

Cơ quan nhà nước không thi hành bản án của tòa án, phải làm sao

Cơ quan nhà nước không thi hành bản án của tòa án, phải làm sao

Thời điểm thi hành bản án của tòa án

Điều 10 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định thời hạn tự nguyện thi hành án như sau:

Người phải thi hành án có trách nhiệm thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính 2015 gồm:

  • Người phải thi hành án phải thi hành ngay bản án, quyết định quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều này kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;
  • Người phải thi hành án phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính, cơ quan phải thi hành án phải thông báo bằng văn bản tình hình, kết quả thi hành án cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm, đồng thời báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp.

Cơ quan nhà nước không thi hành bản án của tòa án phải làm sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 71/2016/NĐ-CP, người được thi hành án có thể thực hiện các biện pháp sau nếu cơ quan nhà nước không thi hành án của tòa án:

  • Đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án;
  • Đề nghị người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và xem xét xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án, người đứng đầu của người phải thi hành án trong trường hợp chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật;
  • Đề nghị cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm theo dõi việc thi hành án hành chính theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
  • Khiếu nại, tố cáo về thi hành án hành chính.

Đơn yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 71/2016/NĐ-CP, đơn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính phải có các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
  • Tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm được yêu cầu;
  • Tên, địa chỉ của người được thi hành án, người phải thi hành án;
  • Nội dung yêu cầu thi hành án;
  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.

Đơn yêu cầu thi hành án được gửi kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án và các tài liệu khác có liên quan.

Trách nhiệm pháp lý khi không thi hành bản án của Tòa án

Điều 7 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân là người phải thi hành án như sau:

  • Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp về việc để xảy ra chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án tại cơ quan, tổ chức do mình là người đứng đầu.
  • Xử lý kỷ luật đối với cá nhân thuộc phạm vi quản lý có hành vi chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
  • Xem xét xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án theo kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án hành chính và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Ngoài ra, Điều 8 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án như sau:

  • Kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
  • Xem xét xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật.
  • Xem xét xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án theo kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án hành chính và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Luật sư tư vấn xử lý trường hợp cơ quan nhà nước không thi hành bản án

Tư vấn xử lý trường hợp cơ quan nhà nước không thi hành bản án

Tư vấn xử lý trường hợp cơ quan nhà nước không thi hành bản án

Trong trường hợp cơ quan nhà nước không thi hành bản án, người dân và tổ chức có quyền thực hiện các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình. Việc kiến nghị, khiếu nại hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giám sát thi hành án là những giải pháp quan trọng để đảm bảo bản án được thực thi đúng quy định. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm đến từ Luật Kiến Việt có thể hỗ trợ bạn trong các vấn đề như:

  • Tư vấn phương hướng giải quyết khi nhà nước không thi hành bản án trong từng trường hợp cụ thể;
  • Tư vấn trình tự thủ tục khiếu nại khi cơ quan nhà nước không thi hành bản án;
  • Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ trong trường hợp cơ quan nhà nước không thi hành bản án;
  • Hỗ trợ, đại diện bạn tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn khi cơ quan nhà nước không thi hành bản án.

Việc cơ quan nhà nước không thi hành bản án là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Trong trường hợp này, người có quyền lợi bị ảnh hưởng có thể thực hiện các biện pháp như kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền, khiếu nại, tố cáo để yêu cầu thực thi bản án theo quy định của pháp luật. Liên hệ công ty Luật Kiến Việt qua số hotline 0386579303 để được tư vấn chi tiết.

Một số bài viết liên quan bạn có thể tham khảo thêm:

Scores: 4.9 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 788 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *