Tư vấn thủ tục đòi lại tiền khi khách hàng không thanh toán công nợ

Thủ tục đòi lại tiền khi khách hàng không thanh toán công nợ là một trong số những công việc thường gặp khi khách hàng không thanh toán công nợ đúng hạn.. Điều mà các doanh nghiệp quan tâm khi có công nợ là làm thế nào để thu hồi nợ công một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn chi tiết về thủ tục đòi lại tiền, giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và hợp pháp.

Thủ tục đòi lại tiền khi khách hàng không thanh toán công nợ

Thủ tục đòi lại tiền khi khách hàng không thanh toán công nợ

Công nợ là gì?

Công nợ thu từ khách hàng là khoản tiền phát sinh khi một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng nhưng họ không thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần. Khoản tiền này sẽ được chuyển sang kỳ thanh toán sau, tạo thành một khoản nợ.

Công nợ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc quản lý công nợ hiệu quả giúp doanh nghiệp:

  • Tăng dòng tiền: Thu hồi công nợ nhanh chóng giúp doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư và phát triển kinh doanh.
  • Giảm thiểu rủi ro: Quản lý công nợ chặt chẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro mất vốn do khách hàng hoặc đối tác không thanh toán.
  • Nâng cao uy tín: Thanh toán công nợ đúng hạn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trường.

Các biện pháp đòi lại tiền khi khách hàng không thanh toán công nợ

Dưới đây là một số biện pháp đòi lại tiền khi khách hàng không thanh toán công nợ:

  1. Gửi thông báo nhắc nhở thanh toán:
  • Gửi email, tin nhắn hoặc thư thông báo cho khách hàng về khoản công nợ quá hạn và yêu cầu họ thanh toán trong thời hạn nhất định.
  • Nên ghi rõ ràng thông tin về khoản công nợ, bao gồm số tiền, ngày thanh toán, phương thức thanh toán,… Ví dụ: Về thời hạn thanh toán trên hóa đơn, thay vì sử dụng các cụm từ chỉ khoảng thời gian như “thanh toán trong vòng 30 ngày” thì nên dùng cụm từ chỉ mốc thời gian cụ thể như “hạn chót thanh toán là hết ngày 30/9”.
  1. Liên hệ trực tiếp với khách hàng:
  • Gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp khách hàng để trao đổi về khoản công nợ.
  • Thể hiện thái độ lịch sự nhưng cương quyết, giải thích rõ ràng về hậu quả của việc thanh toán chậm trễ. Cố gắng thương lượng một phương thức thanh toán phù hợp với cả hai bên.
  1. Sử dụng dịch vụ thu hồi nợ:
  • Nếu bạn đã thử các biện pháp trên mà khách hàng vẫn không thanh toán thì có thể thuê công ty thu hồi nợ chuyên nghiệp để hỗ trợ.
  • Các công ty thu hồi nợ có kinh nghiệm và pháp lý để xử lý các trường hợp công nợ khó đòi.
  1. Khởi kiện ra Tòa án:
  • Đây là biện pháp cuối cùng khi tất cả các biện pháp khác đều thất bại.
  • Việc khởi kiện ra tòa án sẽ tốn thời gian và chi phí, nhưng đây là cách thức hiệu quả để buộc khách hàng phải thanh toán công nợ.

Khi khách hàng không thanh toán công nợ, việc đòi lại tiền có thể gặp nhiều khó khăn và tốn thời gian. Tuy nhiên, với những biện pháp phù hợp nêu trên có thể giúp bạn thu hồi được khoản tiền của mình.

Khách hàng không thanh toán công nợ đúng hạn phải chịu hậu quả pháp lý gì?

Khi khách hàng không thanh toán công nợ đúng hạn, họ có thể phải chịu nhiều hậu quả pháp lý tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi và giá trị khoản công nợ. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến như sau:

Thứ nhất, gây ảnh hưởng đến uy tín thương mại: Khi khách hàng không thanh toán công nợ đúng hạn, chủ nợ có thể thông báo cho các tổ chức tín dụng, công ty thu hồi nợ hoặc các đối tác kinh doanh khác về việc khách hàng nợ tiền. Việc này có thể ảnh hưởng đến uy tín thương mại của khách hàng, khiến họ gặp khó khăn trong việc giao dịch với các nhà cung cấp, đối tác và khách hàng khác trong tương lai.

Thứ hai, phí phạt: Khách hàng có thể bị phạt thanh toán chậm trễ, thường được tính theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền nợ gốc mỗi ngày hoặc mỗi tháng chậm trả. Mức phí phạt thanh toán chậm trễ có thể được quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc theo quy định của pháp luật. Các bên phải thoả thuận và xác định phạt vi phạm trong hợp đồng thì khi hành vi chậm thanh toán xảy ra, bên bị vi phạm mới có quyền phạt vi phạm đối với bên vi phạm.

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 301, Luật Thương mại 2005 quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.” (Điều 266 quy định về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai);
  • Ngoài ra, theo quy định tại Điều 306, Luật Thương mại 2005 thì “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó…”

Thứ ba, bị khởi kiện ra Tòa án:

Nếu khách hàng cố tình không thanh toán công nợ hoặc vi phạm các điều khoản trong hợp đồng, chủ nợ có thể khởi kiện tại cơ quan Tòa án có thẩm quyền để giải quyết, đòi lại khoản tiền và các khoản bồi thường thiệt hại (nếu có).

Việc khiếu nại ra Tòa án có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng như:

  • Bị buộc phải thanh toán toàn bộ số tiền nợ gốc, lãi phạt và chi phí.
  • Bị kê biên tài sản để thi hành án.
  • Tên bị đưa vào danh sách nợ xấu, ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng trong tương lai.

Thứ tư, bị truy cứu trách nhiệm hình sự:Trong một số trường hợp nghiêm trọng, khách hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thời hiệu khởi kiện đòi lại tiền khi khách hàng không thanh toán công nợ

  • Quy định tại Điều 319, Luật Thương mại 2005: “Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ ngày thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (trừ trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics)”
  • Căn cứ Khoản 2 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây: 2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
  • Đồng thời tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”

Theo đó, thời hiệu khởi kiện trong trường hợp bên khách hàng không thanh toán được nợ công là:

  • Khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp sẽ thuộc trường hợp tranh chấp thương mại thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm (Điều 319 Luật Thương mại 2005)
  • Đối với yêu cầu trả tiền nợ gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện do đây là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu. (Khoản 2 Điều 155 BLDS 2015)
  • Còn đối với yêu cầu trả tiền lãi trong tranh chấp hợp đồng thì thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. (Điều 429 BLDS 2015)

Như vậy, nếu nguyên đơn không phải là thương nhân và yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự thì khi phát hiện khách hàng không muốn trả nợ hoặc quá thời hạn ba năm, ta vẫn có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu giải quyết phần tiền gốc.

Tham khảo thêm về: Thời hiệu khởi kiện đòi lại tiền cho vay

Thủ tục khởi kiện đòi lại tiền khi khách hàng không thanh toán công nợ

Khởi kiện đòi lại tiền khi khách hàng không thanh toán công nợ

Khởi kiện đòi lại tiền khi khách hàng không thanh toán công nợ

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân:,
  • Cá nhân: Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu,
  • Tổ chức: Giấy đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao chứng thực: Hợp đồng giao kết, các văn bản trao đổi giữa các bên, các hóa đơn, chứng từ….

Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng, quá trình thực hiện hợp đồng: Chứng minh việc hình thành hợp đồng (ví dụ: biên bản họp, email thỏa thuận,…); Chứng minh việc thực hiện hợp đồng (ví dụ: biên bản nghiệm thu, biên lai thanh toán,…);

  • Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng:Chứng minh việc khách hàng không thanh toán khoản vay (ví dụ: thông báo nợ, email nhắc nhở,…);Chứng minh thiệt hại do vi phạm hợp đồng (ví dụ: chi phí phát sinh do đòi nợ, chi phí lãi của vay vốn, ảnh hưởng đến dòng tiền,…).

Thủ tục khởi kiện

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.
  • Theo Điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật này, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu là tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người khởi kiện chọn một trong các phương thức sau để nộp đơn: nộp trực tiếp, gửi theo đường dịch vụ bưu chính, gửi trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Toà án.
  • Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để giải quyết vụ án.
  1. Bước 2: Thụ lý vụ án.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, nếu vụ việc đúng thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án và Tòa án sẽ thụ lý vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

  1. Bước 3: Chuẩn bị xét xử
  • Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình,
  • Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất. Nếu các bên có thể hoà giải được với nhau về việc thanh toán nợ công thì Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận hoà giải của các đương sự và kết thúc vụ án.
  • Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án sẽ mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và sau đó đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
  1. Bước 4: Nhận bản án giải quyết vụ án
  • Sau khi Tòa án xét xử sơ thẩm và ban hành bản án, các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, trường hợp vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày tính từ ngày bản án được giao hoặc được niêm yết. Sau 01 tháng kể từ ngày tuyên án mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật.
  • Sau khi có bản án của tòa án thì nguyên đơn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành thi hành bản án, nghĩa là tìm hiểu bị đơn đang có tài sản ở đâu để thực hiện các biện pháp cưỡng chế cũng như phong tỏa tài sản, thu hồi khoản nợ cho chủ nợ.

Luật sư tư vấn thủ tục đòi lại tiền khi khách hàng không thanh toán công nợ

Luật sư tư vấn thu hồi công nợ

Luật sư tư vấn thu hồi công nợ

Nợ công – gánh nặng tài chính dai dẳng và nhức nhối trong hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân, tổ chức. Do đó, với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực pháp luật, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn giải pháp tốt nhất để thu hồi nợ công một cách hiệu quả. Bằng cách hỗ trợ bạn:

  • Tư vấn giải pháp thu hồi nợ phù hợp, đánh giá tình hình vụ việc, lựa chọn phương án thu hồi nợ hiệu quả nhất như thương lượng, khởi kiện,…
  • Soạn thảo hồ sơ pháp lý như hợp đồng vay vốn, đơn khởi kiện, các văn bản liên quan,… đảm bảo đầy đủ, chính xác, hợp pháp.
  • Đại diện tham gia đàm phán, thương lượng thay mặt bạn với khách hàng để thu hồi nợ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Hỗ trợ thủ tục tố tụng qua việc thay mặt bạn thực hiện các thủ tục tố tụng tại Tòa án nhân dân, vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian , vừa bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn một cách tốt nhất.
  • Tư vấn các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo đảm tối đa tài sản của người nợ được thi hành án sau này.
  • Thu thập chứng cứ: Hỗ trợ bạn thu thập các chứng cứ cần thiết để chứng minh việc khách hàng trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư tố tụng

Khởi kiện đòi nợ là biện pháp cuối cùng khi các phương án khác không thành công. Tuy nhiên, khởi kiện đòi hỏi cá nhân, doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều thời gian cho các thủ tục pháp luật. Do đó, với đội ngũ luật sư tâm huyết và giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn phương án tốt nhất cho bạn và đại diện theo uỷ quyền thay mặt bạn để thực hiện các thủ tục tố tụng tại Tòa. Thay vì chìm trong lo âu và bế tắc, hãy hành động ngay! Liên hệ ngay bây giờ với Luật Kiến Việt qua hotline 0386579303 để việc thu hồi công nợ trở nên nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất.

Scores: 4.7 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 658 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *