Cố ý điều khiển xe cán lên bị hại khi gây tai nạn bị xử lý thế nào là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi có nhiều trường hợp tài xế sau khi đã gây tai nạn muốn trốn tránh việc phải đi lại chăm sóc nạn nhân và bồi thường thiệt hại lâu dài nên cố ý làm cho nạn nhân tử vong. Vì vậy, để bảo đảm tính mạng con người trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, pháp luật đã quy định những chế tài xử lý hành vi cố ý điều khiển xe cán lên bị hại thông qua án lệ 30/2020/AL. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể nội dung này.
Cố ý điều khiển xe cán lên bị hại khi gây tai nạn
Phân biệt tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và tội giết người
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường và tội giết người được phân biệt thông qua các tiêu chí sau:
Tiêu chí phân biệt | Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ | Tội giết người |
Chủ thể | Người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ | Người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ |
Khách thể | Xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác | Xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ |
Hành vi | Tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe và tài sản cho người khác. | Dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt mạng sống của người khác. Cụ thể là cố tình thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống của người khác hoặc không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm tước đoạt mạng sống của người khác |
Hậu quả | Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người | Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác |
Lỗi | Lỗi vô ý | Lỗi cố ý |
Điều khiển xe cán lên bị hại sau khi gây tai nạn có phạm tội giết người không?
Hành vi cố ý điều khiển xe chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn có thể cấu thành tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nếu đáp ứng các đặc điểm sau:
- Mặt chủ quan: người thực hiện hành vi với lỗi cố ý, nhận thức được hành vi cán lên người bị hại là hành vi có thể dẫn đến tử vong cho nạn nhân nhưng vẫn thực hiện và mong muốn nạn nhân thiệt mạng.
- Mặt khách quan: người phạm tội thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của bị hại sau khi gây tai nạn.
- Khách thể: tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ.
- Chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Xử lý hành vi điều khiển xe cán lên bị hại khi gây tai nạn
Xử lý hành vi điều khiển xe cán lên bị hại khi gây tai nạn
Hành vi điều khiển xe cán lên bị hại khi gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Điều này được quy định cụ thể trong án lệ 30/2020/AL hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn.
Nguồn án lệ: Bản án phúc thẩm số 280/2019/HSPT ngày 16-5-2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án “Giết người” đối với bị cáo Phan Đình Q, sinh năm 1980.
Tình huống án lệ: Sau khi gây ra tai nạn giao thông cho bị hại, bị cáo dừng xe xuống kiểm tra thấy bị hại nằm dưới gầm xe ô tô, không xác định được bị hại còn sống hay đã chết, bị cáo tiếp tục điều khiển xe chèn lên người bị hại. Hậu quả là bị hại chết.
Giải pháp pháp lý: Trường hợp này, bị cáo phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”.
Bình luận án lệ: Hướng giải quyết trong án lệ số 30/2020/AL rất phù hợp với các quy định của pháp luật và tình hình tội phạm trên thực tế. Việc xác định tội giết người đối với hành vi chèn xe lên nạn nhân sau khi gây tai nạn có ý nghĩa lớn trong việc răn đe, phòng ngừa tội phạm, bảo vệ tính mạng con người trong tham gia giao thông.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Bù đắp tổn thất về tinh thần;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Bù đắp tổn thất về tinh thần;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Luật sư tư vấn pháp luật về tai nạn giao thông
Luật sư tư vấn pháp luật về tai nạn giao thông
Luật Kiến Việt là đơn vị tư vấn pháp lý được nhiều người tin tưởng lựa chọn sử dụng dịch vụ bởi đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao, uy tín, trách nhiệm, luôn đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên vị trí hàng đầu. Khi gặp rủi ro pháp lý bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp các vấn đề như:
- Tư vấn pháp luật về tai nạn giao thông;
- Tư vấn hình phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ;
- Tư vấn về tội giết người;
- Tư vấn về bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông;
- Đại diện theo ủy quyền tham gia giải quyết vụ án;
- Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại hoặc người bào chữa cho bị cáo.
Hành vi điều khiển xe cán lên người bị hại sau khi gây tai nạn là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Chế tài xử lý đối với hành vi này rất nghiêm khắc. Để được luật sư tư vấn chuyên sâu về vấn đề này, hãy liên hệ Luật Kiến Việt qua hotline 0386.579.303 để được hỗ trợ.