Giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ là một quy trình được thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng khi có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong hoạt động kinh doanh. việc hiểu rõ nội dung quy định pháp luật cũng như trình tự và các phương thức giải quyết tranh chấp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin mà bạn cần như hồ sơ cần chuẩn bị hay xác định thẩm quyền giải tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ, tổng quan về quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ
Quy định pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ
- Theo Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại 2005, thì hoạt động cung ứng dịch vụ là “hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”.
- Còn theo Điều 513 Bộ Luật Dân sự thì hợp đồng dịch vụ là “sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.
- Ngoài ra, Điều 74 Luật Thương mại 2005 còn quy định hợp đồng dịch vụ phải được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó
Một số nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ
Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là nguyên nhân thường gặp nhất. Có thể kể đến một số nguyên do như sau:
- Chất lượng dịch vụ không đảm bảo, điều này xảy ra khi dịch vụ không đáp ứng được kỳ vọng hoặc không đạt được mức độ yêu cầu như đã ghi trong hợp đồng, gây bất mãn cho bên sử dụng dịch vụ.
- Thanh toán không đúng hạn hoặc không đầy đủ
- Điều khoản hợp đồng không rõ ràng do cách diễn giải khác nhau của các bên về nghĩa vụ và quyền lợi trong hợp đồng, tạo ra sự hiểu lầm và bất đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng và kinh doanh
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ
Có một số phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ phổ biến, mỗi phương thức có những ưu điểm và điều kiện áp dụng riêng. Cụ thể:
- Thương lượng: Thông thường trong các điều khoản về giải quyết tranh chấp của hợp đồng, các bên thường có xu hướng để là khi có tranh chấp xảy ra, hai bên sẽ thương lượng trước với nhau, nếu không thương lượng được thì sẽ sử dụng những phương thức khác để giải quyết tranh chấp. Do các bên sẽ trực tiếp thảo luận với nhau để đạt được sự đồng thuận mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba cho nên phương thức này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và giữ được mối quan hệ hợp tác giữa các bên, nhưng đòi hỏi sự thiện chí và hợp tác đến từ cả hai phía.
- Hòa giải thương mại: Là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp Hòa giải viên sẽ lắng nghe, phân tích và đưa ra gợi ý nhằm giúp các bên đạt được thỏa thuận chung. Việc hòa giải còn có thể diễn ra khi giải quyết tranh chấp tại tòa án. Đây là phương thức linh hoạt và không ràng buộc pháp lý nếu không đạt được kết quả.
- Trọng tài thương mại: là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, thông qua các trung tâm trọng tài như Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Điều kiện bắt buộc để các bên có thể sử dụng phương thức này là các bên phải có thỏa thuận về việc sử dụng Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp. Phương thức này thường được lựa chọn trong các hợp đồng thương mại, đặc biệt là các hợp đồng có yếu tố nước ngoài, bởi tính bảo mật cao, nhanh chóng và có thể thỏa thuận về trọng tài viên. Tuy nhiên, chi phí trọng tài thường cao hơn các phương thức khác.
- Khởi kiện tại tòa án: Nếu các phương thức thương lượng, hòa giải không mang lại kết quả, các bên có thể khởi kiện để đưa tranh chấp ra tòa án để giải quyết. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử sẽ dựa trên các quy định của pháp luật cũng như các tài liệu chứng cứ, chứng minh để giải quyết tranh chấp và đưa ra bản án, quyết định có tính bắt buộc. Giải quyết tranh chấp tại tòa án có quy trình chặt chẽ, minh bạch và có thể kháng cáo, kháng nghị theo các cấp xét xử. Tuy nhiên, quá trình này có thể kéo dài và chi phí phát sinh khá lớn.
Tham khảo thêm: Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ
Hồ sơ
Giấy tờ, hồ sơ chung mà các bên cần chuẩn bị
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của cá nhân (Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân) và tư cách pháp lý của tổ chức (giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập) Chứng từ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng (biên bản nghiệm thu dịch vụ, hóa đơn, chứng từ thanh toán,…)
- Chứng cứ về việc vi phạm hợp đồng (nếu có)
- Tài liệu chứng minh thiệt hại (nếu yêu cầu bồi thường)
- Các giấy tờ, văn bản pháp lý liên quan (Giấy ủy quyền nếu thuộc trường hợp uỷ quyền…)
Trình tự khởi kiện
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại tòa án
Bên khởi kiện cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu trên và nộp tại tòa án có thẩm quyền (thường là Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú/có trụ sở hoặc nơi hợp đồng được thực hiện)
Bước 2: Tòa án nhận hồ sơ và ra quyết định
Sau khi nhận được đơn, Tòa án sẽ ra một trong những quyết định sau:
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác
- Trả lại đơn nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án
Bước 3: Hòa giải tại Tòa án
Trước khi tiến hành xét xử, tòa án sẽ tổ chức phiên hòa giải giữa các bên nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Nếu các bên đạt được thỏa thuận, tòa sẽ lập biên bản hòa giải thành còn nếu không đạt được thỏa thuận, vụ án sẽ chuyển sang giai đoạn xét xử.
Bước 4: Tòa án ra bản án, quyết định
Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành phiên xét xử công khai, nơi các bên có thể đưa ra chứng cứ và lý lẽ để bảo vệ quyền lợi của mình. Sau khi nghe ý kiến và xem xét các chứng cứ, tòa án sẽ ra bản án hoặc quyết định. Bản án sẽ nêu rõ nội dung vụ án, các điều khoản hợp đồng liên quan, cơ sở pháp lý và các quyết định của tòa án về việc chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu khởi kiện.
Dịch vụ tư vấn pháp lý giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ
Dịch vụ tư vấn pháp lý giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ của công ty chúng tôi mang đến giải pháp chuyên nghiệp và hiệu quả cho các doanh nghiệp và cá nhân. Hiểu được nhu cầu của các bên khi đối mặt với những rủi ro và mâu thuẫn trong quá trình thực hiện hợp đồng, chúng tôi đã và đang cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý sau:
- Tư vấn soạn thảo và rà soát hợp đồng cung ứng dịch vụ
- Tư vấn các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ
- Tư vấn thương lượng và hòa giải tranh chấp hợp đồng
- Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ tại tòa án
- Đại diện pháp lý trong các vụ án tranh chấp hợp đồng
Khi phát sinh tranh chấp từ việc thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ, như vi phạm nghĩa vụ, chậm thanh toán, hoặc chất lượng dịch vụ không đảm bảo, việc hiểu rõ quy trình giải quyết và lựa chọn đúng phương thức là rất quan trọng. Đội ngũ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng của chúng tôi sẽ hỗ trợ từ việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý, phân tích các điều khoản hợp đồng, đến đại diện trước các cơ quan có thẩm quyền như tòa án. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 0386579303, với kinh nghiệm và sự am hiểu sâu về pháp luật, chúng tôi cam kết bảo vệ quyền lợi tối đa cho khách hàng trong mọi giai đoạn giải quyết tranh chấp.