Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô từ năm 2025

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô từ năm 2025 là nội dung nhiều người quan tâm bởi lẽ ngành vận tải hành khách bằng xe ô tô đang đứng trước một giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với sự ra đời của Luật Đường bộ 2024. Những quy định mới, đặc biệt có hiệu lực từ năm 2025, hứa hẹn mang đến những thay đổi căn bản cho hoạt động kinh doanh vận tải, từ đó tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp vận tải, tài xế và cả hành khách.

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Các quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô từ năm 2025

Luật Đường bộ 2024 đã mang đến những thay đổi đáng kể, tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Việt Nam. Dưới đây là những quy định mới nổi bật mà các doanh nghiệp vận tải cần nắm rõ để đảm bảo hoạt động tuân thủ pháp luật:

  • Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách
  • Quy định về các loại hình kinh doanh vận tải
  • Quy định về an toàn giao thông
  • Quy định về giá cước
  • Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Luật Đường bộ 2024 đã mang đến nhiều thay đổi đáng kể đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô. Một trong những điểm mới đáng chú ý là quy định về xe hợp đồng dưới 9 chỗ. Theo đó, các xe hợp đồng này được phép gom khách lẻ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cả doanh nghiệp và hành khách. Tuy nhiên, để được phép hoạt động, các doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và các yêu cầu khác.

Các loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Theo khoản 6 Điều 56 Luật Đường bộ 2025, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gồm:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: cụ thể, theo khoản 7 Điều 56 Luật Đường bộ 2025, đây là “loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) để vận tải hành khách, có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình xác định”.
  • Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: cụ thể, theo khoản 8 Điều 56 Luật Đường bộ 2025, đây là “loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) để vận tải hành khách, có xác định điểm đầu, điểm cuối, các điểm dừng xe để đón, trả khách với lịch trình, hành trình xác định; bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh, tuyến xe buýt liên tỉnh, cụ thể như sau:
  1. a) Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  2. b) Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên”.
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi: cụ thể theo khoản 9 Điều 56 Luật Đường bộ 2025, đây là “loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô chở người dưới 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) để thực hiện vận tải theo yêu cầu của hành khách; tiền cước chuyến đi do hành khách lựa chọn theo một trong các phương thức sau đây:
  1. a) Tiền cước được tính thông qua đồng hồ tính tiền;
  2. b) Tiền cước được tính qua phần mềm tính tiền có kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử;
  3. c) Tiền cước theo thoả thuận với đơn vị kinh doanh vận tải”.
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng: cụ thể theo khoản 10 Điều 56 Luật Đường bộ 2025, đây là “loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô chở người dưới 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) để thực hiện vận tải theo yêu cầu của hành khách; tiền cước chuyến đi do hành khách lựa chọn theo một trong các phương thức sau đây:
  1. a) Tiền cước được tính thông qua đồng hồ tính tiền;
  2. b) Tiền cước được tính qua phần mềm tính tiền có kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử;
  3. c) Tiền cước theo thoả thuận với đơn vị kinh doanh vận tải”.
  • Loại hình kinh doanh vận tải hành khách mới theo quy định của Chính phủ.

Quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Đơn vị kinh doanh vận tải

Theo khoản 1 Điều 57 Luật Đường bộ 2024, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có trách nhiệm:

  • Thực hiện điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước để vận tải hành khách;
  • Tổ chức khám sức khỏe cho người lái xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và sử dụng người lái xe bảo đảm đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật;
  • Công bố tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải;
  • Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý điều hành và cung cấp dữ liệu về hoạt động vận tải theo quy định của pháp luật;
  • Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hậu quả mà người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra do thực hiện yêu cầu của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trái quy định của pháp luật;
  • Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 58 Luật Đường bộ 2024, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Thu tiền vận tải;
  • Từ chối vận tải hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng trên xe ô tô, cản trở hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, gian lận vé;
  • Quyết định các chính sách ưu đãi để phục vụ khách hàng và mở rộng thị trường kinh doanh.
  • Chấp hành và thực hiện đầy đủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;
  • Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé, giá trị hợp đồng vận tải;
  • Thực hiện kê khai giá theo quy định của pháp luật về giá; cung cấp vé, chứng từ thu tiền vận tải;
  • Bồi thường thiệt hại do người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra trong quá trình vận tải theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện việc miễn giảm giá vé đối với người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật;
  • Không được để tổ chức, cá nhân không có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô loại hình vận tải hành khách thực hiện điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước để vận tải hành khách;
  • Không được sử dụng người không có giấy phép lái xe hoặc có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe, người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, người đang bị tước hoặc bị thu hồi giấy phép lái xe để điều khiển phương tiện vận tải hành khách.

Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh vận tải

Quyền và nghĩa vụ của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách được quy định tại Điều 59 Luật Đường bộ 2024:

  • Từ chối vận tải hành khách có một trong các hành vi sau đây: (i) Gây rối trật tự công cộng trên xe ô tô; (ii) Cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô; (iii) Gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác trên xe ô tô; (iv) Gian lận vé; (v) Vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 60 của Luật Đường bộ 2024 (Không mang theo hàng hóa cấm lưu thông, hàng hóa nguy hiểm, động vật hoang dã; hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, môi trường).
  • Từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không bảo đảm các điều kiện về an toàn theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
  • Không được từ chối vận tải hành khách, trừ lý do quy định tại khoản 1 Điều này; không được gây khó khăn đối với hành khách là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ mang thai; không được chuyển hành khách sang phương tiện khác khi chưa được sự đồng ý của hành khách, trừ trường hợp bất khả kháng.
  • Thu tiền đúng giá vé niêm yết hoặc theo hợp đồng vận tải.
  • Có thái độ, lời nói, hành vi văn minh, lịch sự; hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định, bố trí chỗ ngồi ưu tiên cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ mang thai.
  • Thực hiện trách nhiệm theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hành khách

Quyền và nghĩa vụ của hành khách được quy định tại Điều 60 Luật Đường bộ 2024, bao gồm:

  • Được vận tải theo đúng vé, hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh vận tải về chất lượng vận tải;
  • Được nhận vé hoặc chứng từ thay vé; được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định;
  • Được miễn, giảm giá vé theo quy định của pháp luật.
  • Thanh toán tiền cước chuyến đi theo giá vé niêm yết hoặc theo thoả thuận với đơn vị kinh doanh vận tải;
  • Chấp hành quy định về vận tải; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô;
  • Không mang theo hàng hóa cấm lưu thông, hàng hóa nguy hiểm, động vật hoang dã; hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, môi trường;
  • Xuất trình giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm giá vé với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2024/NĐ-CP. Theo đó bao gồm các điều kiện:

  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: không quá 15 năm đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki- lô-mét, không quá 20 năm đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki- lô-mét trở xuống.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có sức chứa từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) và có niên hạn sử dụng không quá 20 năm.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có sức chứa dưới 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm. Không sử dụng xe ô tô chở người có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn 08 chỗ từ xe ô tô lớn hơn 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) có niên hạn sử dụng như sau: không quá 15 năm đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.
  • Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 08 chỗ (không kề chỗ của người lái xe) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm.

Nội dung hợp đồng vận tải hành khách

Theo Điều 17 Nghị định 158/2024/NĐ-CP, hợp đồng vận tải hành khách phải có đầy đủ các nội dung tối thiểu sau:

  • Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng (tên, số định danh cá nhân (số căn cước công dân));
  • Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): tên, số định danh cá nhân (số căn cước công dân), địa chỉ, số điện thoại;
  • Thông tin về thực hiện hợp đồng: thời gian bắt đầu thực hiện (ngày, giờ) và kết thúc hợp đồng; địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển);
  • Thông tin về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
  • Quy định về trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện hợp đồng vận chuyển, trong đó thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển, hành khách hoặc người thuê vận tải; số điện thoại liên hệ tiếp nhận giải quyết phản ánh, khiếu nại, tố cáo của hành khách; cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành khách.

Tư vấn về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Tư vấn về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Tư vấn về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

Ngành vận tải hành khách bằng xe ô tô là một ngành kinh doanh phức tạp, chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ, tuân thủ pháp luật và hạn chế rủi ro, các doanh nghiệp cần có sự tư vấn của luật sư chuyên ngành. Luật sư sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong những vấn đề:

  • Thành lập doanh nghiệp bao gồm tư vấn về hình thức pháp lý phù hợp, soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh và xin cấp các giấy phép kinh doanh vận tải;
  • Hướng dẫn thủ tục đăng ký, sang tên, đổi chủ xe và tư vấn về các loại giấy tờ cần thiết;
  • Soạn thảo, thẩm định các hợp đồng liên quan đến hoạt động vận tải (hợp đồng vận chuyển, hợp đồng thuê xe, hợp đồng bảo hiểm…);
  • Đại diện doanh nghiệp trong các vụ kiện tụng liên quan đến hoạt động vận tải;
  • Cập nhật các quy định pháp luật mới nhất về giao thông vận tải.

Đội ngũ luật sư của chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực luật kinh doanh vận tải. Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và cam kết sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất khi tư vấn về nội dung điều kiện, thủ tục kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn pháp lý liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0386579303 để được hỗ trợ.

Scores: 4.8 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 723 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *