Phòng vệ khi bị tấn công có bị đi tù không?

Phòng vệ khi bị tấn công có đi tù không là vấn đề được nhiều người thắc mắc khi xảy ra các tình huống như trộm đột nhập, cướp hay cố ý gây thương tích,… người bị tấn công có xu hướng chống trả lại người có hành vi tấn công. Hành vi chống trả lại một các cần thiết được coi là phòng vệ chính đáng. Đây là thuật ngữ rất quen thuộc được được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên không hẳn ai cũng hiểu khi nào được xem là phòng vệ chính đáng, phòng vệ như thế nào để không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Phòng vệ khi bị tấn công có bị đi tù không?

Phòng vệ chính đáng có đi tù không

Thế nào là phòng vệ chính đáng?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì:

“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm

Theo đó, để được coi là phòng vệ chính đáng phải đáp ứng đủ các dấu hiệu sau đây:

  • Hành vi xâm hại đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của người phòng vệ, người thứ ba hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức đang diễn ra.
  • Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khỏe về cho người có hành vi xâm phạm.
  • Hành vi chống trả là cần thiết và không quá giới hạn.

Mục đích của Phòng vệ chính đáng là nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp đồng thời ngăn chặn hành vi tấn công bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công. Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải xem xét một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó đặc biệt là tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc, họ không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp, phương tiện thích hợp để chống trả, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ, chỉ coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi sự chống trả rõ ràng là quá đáng.

Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

Khoản 2 Điều 22 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về hành vi Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:

“2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

  • Như vậy, chỉ bị xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng chống trả quá mức cần thiết hoặc không phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
  • Giới hạn “cần thiết” được hiểu là biện pháp phòng vệ nói chung đủ mức ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp. Giới hạn cần thiết không có nghĩa là hậu quả mà người phòng vệ đã gây ra phải bằng hay tương đương với thiệt hại mà người có hành vi tấn công trái pháp luật định gây ra.

Phòng vệ khi bị tấn công có bị đi tù không?

Để đánh giá chính xác phòng vệ khi bị tấn công có được coi là phòng vệ chính đáng cần xem xét đến sự chống trả này có phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của đối phương hay không. Phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể để đánh giá xem đây là:

  • Hành vi đánh trả nhằm phòng vệ theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Như vậy, chỉ khi hành động phòng vệ thỏa mãn các điều kiện về phòng vệ chính đáng thì khi đó, người thực hiện hành vi phòng vệ mới được loại trừ trách nhiệm, không bị khởi tố hình sự.

Trách nhiệm hình sự khi vượt quá phòng vệ chính đáng

Phòng vệ khi bị tấn công có bị đi tù không?

Trách nhiệm khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi thì người thực hiện có thể bị truy cứu về các tội danh sau:

  • Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, phạm tội do vượt quá phòng vệ chính đáng một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 

Dịch vụ Luật sư tư vấn về phòng vệ chính đáng trong vụ án hình sự

Luật sư sẽ tư vấn, giải đáp thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề phòng vệ như thế nào thì không bị khởi tố hình sự,cụ thể như sau:

  • Tư vấn, giải thích chuyên sâu về phòng vệ như thế nào thì không bị khởi tố hình sự.
  • Xác định tội danh, quyền lợi và trách nhiệm, hình phạt và các chi tiết, tình tiết có thể giảm nhẹ hoặc tăng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo
  • Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ cung cấp cho Tòa
  • Hỗ trợ soạn thảo các văn bản kiến nghị, khiếu nại hay tố tụng trong quá trình điều tra xét xử
  • Sao chụp và lưu giữ toàn bộ hồ sơ vụ án. Xem xét và đánh giá chứng cứ, mức độ của hành vi phạm tội hoặc mức độ tăng hoặc giảm nhẹ hình phạt
  • Tư vấn, hỗ trợ giải quyết mâu thuẫn giữa các bên để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
  • Tham gia vào quá trình tranh tụng tại Tòa.
  • Hỗ trợ chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ pháp lý cần thiết cho quá trình tố tụng.
  • Các vấn đề khác có liên quan đến phòng vệ khi bị đánh.

Với Luật sư giỏi và chuyên sâu về nhiều lĩnh vực, Công ty Luật Kiến Việt sẽ mang lại quyền lợi về cho quý khách. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0386579303 để được tư vấn cụ thể hơn về phòng vệ chính đáng cũng như các vấn đề trách nhiệm pháp lý liên quan khi vượt quá giới hạn phòng vệ.

Scores: 4.7 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 520 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *