Vận chuyển vàng qua biên giới vào Việt Nam bị xử lý như thế nào?

Vận chuyển vàng qua biên giới vào Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng gần đây ở những vùng biên giới, hải đảo. Đây là hành vi bị Nhà nước nghiêm cấm và có chế tài nghiêm khắc đối với các cá nhân, pháp nhân vi phạm. Bài viết sau đây sẽ trình bày các quy định pháp luật liên quan đến việc xử lý hành vi này.

Vận chuyển vàng qua biên giới vào Việt Nam

Vận chuyển vàng qua biên giới vào Việt Nam

Hành vi vận chuyển vàng qua biên giới vào Việt Nam

  • Đây là hành vi mà cá nhân hay pháp nhân thực hiện vận chuyển vàng trái pháp luật từ một địa điểm nào đó vào lãnh thổ Việt Nam mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
  • Hành vi vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý là hành vi vi phạm pháp luật nên sẽ bị pháp luật xử lý. Tuy nhiên, để đánh giá một hành vi đã đến mức phải xử lý hình sự hay chỉ bị xử phạt hành chính thì cần phải xem xét mức độ và tính chất của hành vi vi phạm trong từng trường hợp cụ thể.

Vận chuyển vàng qua biên giới cấu thành tội gì theo quy định pháp luật

Vận chuyển vàng qua biên giới là hành vi có thể thuộc tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới theo quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, để cấu thành tội phạm này, cần xem xét 04 yếu tố sau:

  • Khách thể của tội phạm: Hành vi xâm phạm đến chế độ quản lý của nhà nước đối với tiền tệ, các loại hàng hoá, kim khí quý (cụ thể là vàng).
  • Chủ thể của tội phạm: Người phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định. Theo quy định của pháp luật, chủ thể của tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên; Pháp nhân thương mại được thành lập, hoạt động và chấm dứt theo quy định của pháp luật.
  • Mặt khách quan: Có hành vi vận chuyển vàng trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
  • Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp, với mục đích thu lợi bất chính từ việc đưa, mang vàng trái phép qua biên giới.

Tham khảo thêm: Buôn lậu vàng phạm tội gì

Vận chuyển vàng qua biên giới sẽ bị xử lý như thế nào?

Xử lý hành vi vận chuyển vàng qua biên giới

Xử lý hành vi vận chuyển vàng qua biên giới

Dựa vào mức độ và tính chất của hành vi vận chuyển vàng qua biên giới thì chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Xử phạt hành chính:

Trường hợp hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ngoài khu vực cửa khẩu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Căn cứ Điều 12 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thì cá nhân hay pháp nhân vi phạm sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền thấp nhất là 1.000.000 đồng và cao nhất là 75.000.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, cá nhân/pháp nhân vi phạm còn phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu số vàng vi phạm.

Xử lý hình sự:

Căn cứ Điều 189 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), xử lý hình sự áp dụng cho hành vi về vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Mức phạt tiền hoặc tù tùy thuộc vào mức độ vi phạm:

Hình phạt khi cá nhân phạm tội:

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này;
  • Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.
  1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Có tổ chức;
  • Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.
  1. Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
  2. Ngoài những mức hình phạt nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hình phạt khi pháp nhân thương mại phạm tội:

  1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp:
  • Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự hoặc tại một trong các Điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
  1. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều 189 Bộ luật hình sự;
  2. Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 189 Bộ luật hình sự;
  3. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  4. Ngoài ra, Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Cá nhân đủ 14 tuổi vận chuyển vàng qua biên giới có bị xử lý

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, cá nhân đủ 14 tuổi vận chuyển vàng qua biên giới sẽ không bị áp dụng chế tài phạt tù mà chỉ bị bị xử phạt hành chính đối với hành vi nêu trên.

Luật sư tư vấn, bào chữa tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

Luật sư tư vấn, bào chữa tội vận chuyển vàng qua biên giới

Luật sư tư vấn, bào chữa tội vận chuyển vàng qua biên giới

Mặc dù các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng qua biên giới và tiến hành vây bắt, thu giữ số lượng lớn vàng, song vẫn tồn tại một lượng vàng trái phép trên thị trường, gây ra sự rối loạn trong trật tự xã hội nói riêng và quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung.

Từ các quy định trên, có thể thấy hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội và bị xử lý rất nghiêm khắc. Nếu bạn đang rơi vào trường hợp bị truy cứu hình sự về tội vận chuyển vàng qua biên giới hay cần tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến hành vi này, hãy liên hệ với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ:

  • Luật sư tư vấn, bào chữa vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Luật sư tư vấn về xác định tội danh, cấu thành tội phạm của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;
  • Tư vấn về xác định vàng, hiện vật dùng để vận chuyển trái phép vàng qua biên giới làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Tư vấn về mức phạt hành chính, mức hình phạt đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;
  • Tư vấn về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;
  • Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng;
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng cung cấp, thu thập tài liệu, chứng cứ.
  • Luật sư tham gia bào chữa cho khách hàng;…

Tóm lại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, người dân cần lưu ý để tránh gặp phải những rắc rối pháp lý không đáng có. Trong trường hợp cần tư vấn và hỗ trợ từ luật sư tư vấn luật hình sự để xác định tội danh, mức xử phạt, hướng bào chữa xin giảm nhẹ tội, vui lòng liên hệ qua Hotline 0386579303 để được nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Scores: 4.6 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 690 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *