Bắt được động vật lạ, quý hiếm phải làm gì luôn là câu hỏi của người dân khi bắt được động vật lạ, quý hiếm. Khi phát hiện những con vật đó, cần phải tuân thủ quy trình và quy định pháp luật để tránh hậu quả pháp lý. Việc bắt giữ trái phép có thể dẫn đến các hình phạt nghiêm trọng, do đó, cần tuân thủ quy định và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một số quy định của pháp luật về vấn đề này.
Bắt được động vật lạ, quý hiếm phải làm gì
Danh mục động vật quý hiếm hiện nay
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây gọi tắt là Nghị định 06/2019/NĐ-CP), danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được ban hành kèm theo, gồm:
- Nhóm IB: Các loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam
- Nhóm IIB: Các loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam
Định kỳ 05 năm một lần, hoặc trong trường hợp có thay đổi về các loài quy định tại khoản 1 Điều 4 hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục I và II CITES thay đổi liên quan tới các loài động vật rừng phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục.
Thủ tục xử lý động vật quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp
Theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, thủ tục xử lý động vật quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp, trao trả cho Nhà nước:
Bước 1: Đại diện hợp pháp của cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả động vật cho Nhà nước gửi thông báo tới:
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh đối với các loài thủy sản
- Chi cục Kiểm lâm đối với các loài động vật khác
Bước 2: Xử lý động vật do chủ cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thành xử lý động vật do chủ nuôi tự nguyện trao trả theo thứ tự ưu tiên sau:
- Thả, trồng lại vào môi trường tự nhiên phù hợp với sinh cảnh và phân bổ tự nhiên của loài nếu động vật khỏe mạnh và có khả năng tái thả
- Chuyển giao cho các cơ sở cứu hộ động vật; cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để phục vụ nghiên cứu, giáo dục bảo tồn
- Tiêu hủy trong trường hợp động vật bị bệnh hoặc không thực hiện được các biện pháp nêu trên
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành xử lý động vật do tổ chức, cá nhân tự nguyện trao trả, Cơ quan tiếp nhận báo cáo Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam và thông báo cho chủ cơ sở nuôi tự nguyện trao trả về kết quả xử lý.
Trách nhiệm hình sự khi vi phạm quy định về bảo vệ động vật quý hiếm
Trong trường hợp bắt được động vật lạ, quý hiếm mà có những hành vi trái pháp luật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định về Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam
- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác
- Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác
- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này
- Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này
- Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ
- Ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam
- Có tổ chức
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức
- Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm
- Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm
- Buôn bán, vận chuyển qua biên giới
- Tái phạm nguy hiểm
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này
- Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này
- Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hổ trở lên
- Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân thương mại phạm tội này thì bị phạt như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Bắt được động vật lạ, quý hiếm phải là gì
Trong trường hợp phát hiện và bắt được động vật lạ, quý hiếm cần bình tĩnh và thông báo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền như:
- Hạt Kiểm lâm ở địa phương
- Công an địa phương
- Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã
Ngoài ra, cần lưu ý khi bắt giữ động vật lạ, quý hiếm:
- Không cho động vật ăn uống vì có thể đồ ăn, thức uống không phù hợp với động vật
- Giữ khoảng cách an toàn
- Chụp ảnh hoặc quay video để gửi cho cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm cung cấp thông tin về động vật bắt giữ được
Luật sư tư vấn quy trình xử lý khi bắt được động vật lạ, quý hiếm
Luật sư tư vấn quy trình xử lý khi bắt được động vật lạ, quý hiếm
Việc xử lý khi bắt được động vật lạ, quý hiếm đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm đến từ đội ngũ luật sư Luật Kiến Việt sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề trong trường hợp này như:
- Tư vấn quy định của pháp luật về các loài được quy định là động vật lạ, quý hiếm;
- Tư vấn cách thức liên hệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý khi bắt được động vật lạ, quý hiếm;
- Tư vấn các hình thức xử lý khi bắt được động vật lạ, quý hiếm;
- Tư vấn quy trình xử lý khi bắt được động vật lạ, quý hiếm;
- Tư vấn các chế tài pháp lý khi bắt giữ trái phép động vật lạ, quý hiếm;
- Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi tại các phiên toà.
Bắt giữ trái phép động vật lạ, quý hiếm thuộc danh sách bảo vệ, bảo tồn có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Hãy liên hệ với luật sư tư vấn của chúng tôi qua số hotline 0386579303 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết cách xử lý khi bắt được động vật lạ, quý hiếm đúng theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.