Bị lừa đảo khi mua hàng trên mạng hiện nay xảy ra khá phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Bởi vì sự tin tưởng qua lời giới thiệu và hình ảnh được người bán cung cấp không đúng sự thật. Do dó, người mua phải biết được chúng ta cần làm gì khi bị lừa đảo khi mua hàng qua mạng, cách phòng tránh các hành vi đó và biết được quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi lừa đảo khi bán hàng qua mạng để biết cách tự bảo vệ chính mình và người thân.
Bị lừa đảo khi mua hàng qua mạng phải làm gì để bảo vệ quyền lợi
Hành vi lừa đảo khi bán hàng qua mạng bị xử lý thế nào?
Xử lý vi phạm hành chính
Cá nhân có hành vi lừa đảo thông qua môi trường không gian mạng mà không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt ở mức tiền như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác
- Nộp lại số tài sản bất hợp pháp có được do lừa đảo người bị hại mà có được theo quy định của pháp luật.
(Điểm c khoản 1 và điểm b, c Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải chịu các khung hình phạt sau:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại Bộ luật hình sự này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức
- Có tính chất chuyên nghiệp
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự hiện hành.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự hiện hành;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự hiện hành;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)
Xử lý hình sự đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Người bị lừa cần làm gì khi đã bị lừa đảo khi mua hàng qua mạng
Tố giác, tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến cơ quan có thẩm quyền
- Đơn tố giác của cá nhân là một trong những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu phạm tội.
- Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, có thể tố giác về tội phạm và tố cáo hành vi có dấu hiệu phạm tội với cơ quan có thẩm quyền: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; cơ quan, tổ chức khác.
- Ngoài ra, có thể tố giác tội phạm tại Công an phường, thị trấn, Đồn Công an hoặc Công an xã theo khoản 3 Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Nộp đơn khởi kiện ra tòa án
Trường hợp nguyên đơn biết thông tin của người bán hàng thì:
- Bản chất của hành vi mua hàng qua mạng là giao dịch dân sự nên khi bên bán không thực hiện đúng thỏa thuận thì bạn cũng có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết
- Nộp đơn khởi kiện tại tòa án cấp quận, huyện nơi bị đơn tức là người bán hàng đang cư trú hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết
- Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm…
- Khi khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện những chứng cứ chứng minh ban đầu như giấy tờ việc chuyển khoản hoặc thanh toán để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cách phòng tránh hành vi lừa đảo khi mua hàng trên mạng
- Cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm và người bán hàng
- Kiểm tra một số thông tin từ việc trực tiếp đặt câu hỏi về uy tín của người bán hàng trên trang mạng xã hội hoặc trong các hội nhóm mua bán hàng online mà người đó tham gia…
- Trường hợp người bán hàng yêu cầu chuyển trước tiền đặt cọc qua tài khoản ngân hàng thì cần đề cao cảnh giác để tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Tuyệt đối không chuyển tiền cho những người chưa có sự tin tưởng, nhân thân không rõ ràng.
- Khi phát hiện đối tượng nghi vấn, sự việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cần liên hệ trình báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để ngăn chặn, điều tra, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Cảnh giác khi mua sắm Online qua mạng
Luật sư tư vấn khi bị lừa đảo mua hàng qua mạng
- Tư vấn, phân tích mức độ hành vi lừa đảo và đưa ra những đề xuất, phương án giải quyết phù hợp cho khách hàng
- Giúp khách hàng giải đáp thắc mắc như: bị lừa khi mua hàng trên mạng tố cáo ở đâu, báo cho ai; thủ tục nộp đơn tố cáo, nhận kết quả giải quyết tố cáo ở đâu, cách liên hệ với cơ quan công an để tố cáo lừa đảo qua mạng, số điện thoại công an, đường dây nóng tố cáo tội phạm…
- Soạn thảo mẫu đơn tố cáo tội phạm đối với hành vi lừa đảo khi mua hàng qua mạng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Trực tiếp tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng để tham gia tranh tụng tại Tòa án.
Tóm lại, mua hàng qua mạng là một hình thức mua sắm tiện lợi, nhanh chóng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để tránh bị lừa đảo, người mua hàng cần nâng cao cảnh giác, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, sản phẩm trước khi đặt mua. Trường hợp bạn đọc bị lừa tiền khi mua hàng qua mạng trên các sàn thương mại điện tử trên shopee, lazada, tiki, tiktok, zalo, facebook, muốn nhờ luật sư tư vấn thủ tục tố giác, cách lấy lại tiền bị lừa vui lòng gọi điện trực tiếp luật sư chúng tôi giải đáp qua Hotline hoặc Zalo số 0386.579.303 để được hỗ trợ nhanh nhất.