Chu cấp cho con khi ly hôn

Ly hôn có lẽ là phương án sau cùng, cũng là phương án bất đắt dĩ nhất mà vợ, chồng lựa chọn. Sau khi ly hôn, mặc dù quan hệ nhân thân giữa vợ chồng đã chấm dứt, nhưng quan hệ đối với con cái vẫn còn những ràng buộc. Và liệu rằng cha, mẹ sẽ có những nghĩa vụ gì đối với con cái để đảm bảo quyền, lợi ích cho con. Đặc biệt là người cha, mẹ không trực tiếp nuôi con. Một trong số đó là nghĩa nghĩa vụ chu cấp, hay còn gọi là cấp dưỡng cho con.

Chu cấp cho con khi ly hôn
Chu cấp cho con khi ly hôn

Chu cấp cho con khi ly hôn là gì?

Về khái niệm cấp dưỡng, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (gọi tắt là Luật HNGĐ) đã định nghĩa theo khoản 24 Điều 3 của luật.

Theo đó, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật.

Từ định nghĩa của cấp dưỡng, chu cấp được hiểu là người cha, mẹ khi ly hôn nhưng không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, đóng góp tiền hoặc tài sản để đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho con khi con đang ở một độ tuổi nhất định do pháp luật quy định.

Xem ngay: Vợ ly hôn có được chia đất của ba mẹ chồng cho không?

Ai phải chu cấp cho con sau ly hôn

Sau khi ly hôn, con cái thường sẽ ở với cha hoặc mẹ, là người trực tiếp nuôi con. Vậy người không trực tiếp nuôi con cũng sẽ bị ràng buộc một số nghĩa vụ, để san sẽ những khó khăn với người vợ, chồng trực tiếp nuôi con; cũng để thể hiện vai trò, trọng trách của người cha, mẹ.

Theo khoản 2 Điều 82 Luật HNGĐ quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ có nghĩa vụ như:

– Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Cấp dưỡng cho con.

– Có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng được xem là nghĩa vụ cơ bản mà cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải thực hiện.

>>Bạn đã biết chưa: Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Vợ chồng có được thỏa thuận chu cấp cho con hay không?

Nhắc đến vấn đề chu cấp thường sẽ cần xác định đến những vấn đề bao gồm ai là người trực tiếp nuôi con, ai sẽ là người chu cấp cho con và chu cấp ở mức bao nhiêu là đủ.

Theo khoản 3 Điều 81 Luật HNGĐ, vợ chồng được thỏa thuận ai sẽ là người trực tiếp nuôi con khi ly hôn, quyền, nghĩa vụ mỗi bên sau ly hôn đối với con. Khi họ không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Theo Điều 116 Luật HNGĐ quy định mức cấp dưỡng cho con có thể được thỏa thuận. Việc thỏa thuận mức cấp dưỡng có thể căn cứ nhiều yếu tố để lựa chọn mức cấp dưỡng phù hợp.

Như vậy, vợ, chồng vẫn được quyền thỏa thuận về vấn đề chu cấp cho con khi ly hôn bao gồm việc thỏa thuận ai là người có nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng cụ thể.

>>Có thể bạn thích: Phân chia tài sản khi ly hôn

Mức chu cấp cho con khi ly hôn

Theo Điều 116 Luật HNGĐ quy định về mức cấp dưỡng cho con được xác định như sau:

– Mức cấp dưỡng ưu tiên do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận.

– Trong trường hợp không thỏa thuận được mức cấp dưỡng, Tòa án sẽ giải quyết.

Mức cấp dưỡng cụ thể sẽ được cân nhắc, xem xét dựa trên những yếu tố như tình hình tài chính, thu nhập, tài sản,… của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Thực hiện chu cấp cho con như thế nào

Sau khi xác định về người có nghĩa vụ chu cấp cho con và mức chu cấp, người có nghĩa vụ chu cấp thực hiện nghĩa vụ qua các phương thức:

Chu cấp cho con một lần là người có nghĩa vụ chu cấp thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con một lần dựa trên tổng số tiền hoặc tài sản mà người có nghĩa vụ chu cấp phải đóng góp .

Chu cấp cho con theo định kì: tức người có nghĩa vụ chu cấp sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo thời gian hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm dựa trên số tiền hoặc tài sản phải đóng góp cho con hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm.

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể gửi tiền, tài sản thực hiện nghĩa vụ bằng cách gửi trực tiếp hoặc những phương thức khác phù hợp.

Chu cấp cho con sau ly hôn
Chu cấp cho con sau ly hôn

Một số lưu ý chu cấp cho con khi ly hôn

Thứ nhất, về đối tượng được cấp dưỡng. Theo Điều 110 Luật HNGĐ, con được cấp dưỡng là người đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Thứ hai, cha hoặc mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp họ lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; nếu không thỏa thuận được vấn đề này thì cha hoặc mẹ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

>>Xem ngay: Những điều cần biết trước khi ly hôn

Xử lý vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng

Theo quy định tại, Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì người có nghĩa vụ chu cấp cho con có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Theo Điều 380 BLHS 2015 khi cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện bản án, quyết định của Tòa án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 5 năm tù giam.

Ngoài ra, Điều 186 BLHS 2015 quy định cha, mẹ nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng cho con theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

>>Xem thêm: Thay đổi họ trong khai sinh của con

Tư vấn hôn nhân và gia đình

Trên đây là nội dung giới thiệu về “Chu cấp cho con khi ly hôn”. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn về các vấn đề:

  • Tư vấn chu cấp cho con khi ly hôn
  • Tư vấn Chu cấp cho con sau khi vợ chồng ly hôn
  •   Tư vấn thay đổi mức chu cấp cho con sau khi ly hôn
  • Tư vấn về mức chu cấp cho con khi ly hôn
  • Tư vấn về hình thức chu cấp cho con khi ly hôn
  • Tư vấn xử lý khi cha, mẹ không chu cấp cho con sau khi ly hôn
  • Tư vấn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
  • Tư vấn người trực tiếp nuôi con khi ly hôn
  • Tư vấn đòi quyền nuôi con khi ly hôn
  • Tư vấn thỏa thuận nuôi con và cấp dưỡng khi ly hôn
  • Tư vấn khởi kiện chu cấp cho con sau khi ly hôn
  • Tư vấn chu cấp cho con khi ly hôn tại TP HCM
  • Tư vấn chu cấp cho con khi ly hôn tại Lâm Đồng
  • Tư vấn chu cấp cho con khi ly hôn tại Bình Thuận
  • Tư vấn chu cấp cho con khi ly hôn tại Đồng Nai
  • Tư vấn chu cấp cho con khi ly hôn tại Bình Dương
  • Tư vấn chu cấp cho con khi ly hôn tại Đăk Nông

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn luật về Tư vấn chu cấp cho con khi ly hôn, sau ly hôn:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

Scores: 5 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *