Có được chuyển nhượng đất đang có tranh chấp không?

Có được chuyển nhượng đất đang có tranh chấp không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng đất phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Để giải đáp thắc mắc câu hỏi cũng như các điều kiện để được chuyển nhượng đất (hay được gọi là bán đất), mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Kiến Việt.

Chuyển nhượng đất đang tranh chấp
Chuyển nhượng đất đang tranh chấp

Điều kiện để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất Đai 2013, điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm:

  1. Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  2.  “Đất không có tranh chấp”;
  3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  4. Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

Như vậy, đất đang có tranh chấp thì người sử dụng đất không được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng.

Đồng thời, để việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực cần phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

>>Xem thêm: Thủ tục là thừa kế nhà đất của ba mẹ qua đời

Các dạng tranh chấp đất đai

Tranh chấp liên quan đến đất đai hiện nay rất phổ biến và dưới nhiều trường hợp khác nhau như:

  • Tranh chấp xác định quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp liên quan đến các giao diện về quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

Như thế nào được xem là đất đang có tranh chấp?

Đất đang có tranh chấp là loại đất mà giữa người sử dụng đất đó với cá nhân, tổ chức khác, hoặc với nhà nước hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau đang có tranh chấp về việc ai có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, mục đích sử dụng đất, vấn đề bồi thường, …

Hay nói một cách dễ hiểu, đất đang có tranh chấp là đất tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp. Đất được xem là có tranh chấp khi có đơn yêu cầu giải quyết và được Tòa án thụ lý

>>Có thể bạn thích: Con nào được hưởng thừa kế từ ba,mẹ?

 

Hướng xử lý khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang có tranh chấp

 

Trong trường hợp đất đang có tranh chấp, theo điểm b Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, đất đang có tranh chấp “ không được quyền chuyển nhượng”. Để được chuyển nhượng, cần phải giải quyết xong việc tranh chấp  này. 

Trình tự xử lý tranh chấp đất đai như sau:

  • Đầu tiên, các bên tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013.
  • Trong trường hợp nếu việc hòa giải không thành, sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai được trình bày ở mục “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai” dưới đây
  • Sau khi đã có bản án/quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật giải quyết xong vụ việc tranh chấp thì có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 
Hướng giải quyết tranh chấp đất đai
Hướng giải quyết tranh chấp đất đai

 

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền tiến hành hòa giải thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Trường hợp hòa giải không thành thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định như sau:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.
    • Khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

>> Có thể bạn thích: Tố tụng và giải quyết tranh chấp ​​​​​​

Liên hệ luật sư hỗ trợ tư vấn tranh chấp đất đai

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giúp khách hàng trong lĩnh vực đất đai, đội ngũ luật sư Luật Kiến Việt luôn sẵn sàng giúp các bạn. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc hay cần dịch vụ luật sư tố tụng, để được giải quyết nhanh chóng,  xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Trân trọng cảm ơn!

 

Scores: 5 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 526 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *