Giải quyết tranh chấp phân chia di sản khi vắng mặt đồng thừa kế

Giải quyết tranh chấp phân chia di sản khi vắng mặt đồng thừa kế luôn là một vấn đề nan giải. Việc xác định phần di sản thuộc về người vắng mặt, lưu ý quan trọng khi thỏa thuận phân chia thừa kế, các thủ tục cần thiết khi phải nhờ đến sự can thiệp của Tòa án,… đều là những câu hỏi đặt ra nhiều thách thức. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và đưa ra những giải pháp, quy trình giải quyết tranh chấp phù hợp.

Giải quyết tranh chấp phân chia di sản khi vắng mặt đồng thừa kế

Giải quyết tranh chấp phân chia di sản khi vắng mặt đồng thừa kế

Các phương thức giải quyết tranh chấp phân chia di sản khi vắng mặt đồng thừa kế

Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, pháp luật cho phép những người thừa kế tự do thực hiện các phương thức khác nhau không trái quy định của pháp luật nhằm đạt được mục đích chung là giải quyết vấn đề tranh chấp phân chia di sản thừa kế khi vắng mặt đồng thừa kế:

  • Thỏa thuận của các bên: khi những người thừa kế thỏa thuận thống nhất được cách phân chia di sản, người thừa kế sẽ lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản và công chứng theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014
  • Hòa giải thông qua hoà giải viên, kết quả hoà giải dựa trên thiện chí và cam kết giữa các bên./ Trọng tài
  • Khởi kiện phân chia di sản thừa kế: Việc phân chia di sản trong trường hợp này sẽ được thực hiện theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc bản án của Tòa án

Khi nào cần khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia di sản

Việc khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia di sản thường được xem xét là giải pháp cuối cùng khi các phương thức khác không đạt được kết quả. Các trường hợp có thể dẫn đến khởi kiện thừa kế bao gồm:

  • Không đạt được thỏa thuận của các chủ thể thừa kế
  • Có tranh chấp về di chúc (nhiều di chúc, di chúc không hợp pháp, nội dung di chúc gây tranh cãi,…)
  • Có dấu hiệu gian lận, chiếm đoạt tài sản thừa kế của các đồng thừa kế khác
  • Đồng thừa kế vắng mặt chịu thiệt thòi về việc phân chia di sản
  • Hòa giải, thương lượng không đạt được kết quả

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia di sản khi vắng mặt đồng thừa kế

khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia di sản khi vắng mặt đồng thừa kế

khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia di sản khi vắng mặt đồng thừa kế

Hồ sơ

  • Đơn khởi kiện chia di sản thừa kế
  • Các giấy tờ chứng minh nhân thân người thừa kế: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu, giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản
  • Di chúc (nếu có)
  • Hồ sơ, tài liệu chứng minh giá trị di sản mà người đã mất để lại
  • Biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có)

Thủ tục

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp phân chia di sản thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nên việc giải quyết được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định bởi Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền qua một trong các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án sau khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí theo trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Bước 3: Chuẩn bị xét xử. Trong giai đoạn này, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Khi phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải kết thúc, Tòa án phải đưa ra một trong các quyết định sau:

  • Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
  • Quyết định đưa vụ án ra xét xử (Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Trong trường hợp đồng thừa kế vắng mặt không tham gia hoà giải khi được triệu tập hợp lệ, tòa án vẫn sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Khi đồng thừa kế trong vụ án tranh chấp vắng mặt, Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ để tiến hành xét xử vắng mặt (Điều 238 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự về việc tự thỏa thuận về việc giải quyết vụ án gồm hai trường hợp sau:

  • Khi các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án (Điều 246 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
  • Bản án dân sự sơ thẩm (Điều 267 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp phân chia di sản khi vắng mặt đồng thừa kế

Lưu ý khi giải quyết tranh chấp phân chia di sản khi vắng mặt đồng thừa kế

Lưu ý khi giải quyết tranh chấp phân chia di sản khi vắng mặt đồng thừa kế

Khi đối mặt với tình huống đồng thừa kế vắng mặt trong quá trình phân chia di sản, việc giải quyết tranh chấp trở nên phức tạp hơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình và đảm bảo quá trình diễn ra đúng pháp luật, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Việc giải quyết tranh chấp phân chia di sản cần được tiến hành trước hết trên cơ sở bình đẳng thỏa thuận
  • Cần tuân theo di nguyện của người để lại di sản. Trong trường hợp người để lại di sản có di chúc, nếu di chúc tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật nên xem xét di chúc là cơ sở để phân chia di sản, hạn chế tranh chấp
  • Thông báo cho người thừa kế vắng mặt vấn đề tranh chấp phân chia di sản
  • Việc giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế cần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đồng thừa kế vắng mặt
  • Xem xét hòa giải tại các cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành tố tụng

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp phân chia di sản

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp phân chia di sản

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp phân chia di sản

Tranh chấp về vấn đề phân chia di sản thường gây ra nhiều căng thẳng và mâu thuẫn không đáng có giữa các thành viên trong gia đình. Việc tìm kiếm sự giúp đỡ của luật sư sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hòa bình và hiệu quả. Với chuyên môn kinh nghiệm cao trong lĩnh vực pháp luật thừa kế, đội ngũ luật sư Luật Kiến Việt có thể hỗ trợ bạn các vấn đề như:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về thừa kế
  • Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
  • Hỗ trợ thương lượng, thỏa thuận việc phân chia di sản theo đúng quy định của pháp luật, di chúc của người đã mất
  • Hỗ trợ thực hiện hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế tại tòa án
  • Thay bạn tham gia tố tụng tranh chấp thừa kế tại Tòa án

Để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời các vấn đề tranh chấp phân chia di sản thừa kế cũng như hồ sơ, thủ tục thực hiện khi vắng mặt đồng thừa kế. Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế chúng tôi qua số hotline 0386579303 để được hỗ trợ tốt nhất.

Scores: 4.6 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 571 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *