Khi nào một vụ án hình sự được xét xử kín?

Theo nguyên tắc, việc xét xử của tòa án phải được thực hiện một cách công khai. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tòa án sẽ xét xử kín ví dụ như những vụ án điển hình gần đây “dì ghẻ” và cha ruột bạo hành bé gái 8 tuổi, hoặc vụ của ông Nguyễn Đức Chung. Sau đây, Luật Kiến Việt xin gửi đến Quý khánh bài viết về thế nào là xét xử kín theo pháp luật Việt Nam.

Quy định về xét xử kín trong các vụ án hình sự 

Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định về nguyên tắc xét xử : “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”.

Theo Điều 25, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Như vậy tổng cộng pháp luật quy định có bốn trường hợp cho phép việc xét xử kín trong các vụ án hình sự : (1) cần giữ bí mật nhà nước (2) giữ thuần phong mỹ tục của dân tộc, (3) bảo vệ người chưa thành niên (dưới 18 tuổi)(4) giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự. 

>> Xem thêm: Thế nào là đồng phạm trong vụ án hình sự

Khi nào một vụ án hình sự được xét xử kín?

Xét xử kín trong pháp luật Việt Nam

Quy định về xét xử kín trong vụ việc dân sự

Khoản 2 Điều 15 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín.”

Theo đó, có các bốn trường hợp cho phép việc xét xử kín trong vụ việc dân sự: (1) cần giữ bí mật nhà nước (2) giữ thuần phong mỹ tục của dân tộc, (3) bảo vệ người chưa thành niên (dưới 18 tuổi); (4) giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng.

Xét xử kín khác gì so với xét xử công khai?

Trong phiên tòa xét xử công khai, mọi người không phân biệt giới tính, tôn giáo, tuổi tác, quốc tịch, v.v. đều có quyền tham dự và theo dõi phiên tòa và bản án của Hội đồng xét xử cũng sẽ được công khai. 

Trong phiên tòa xét xử kín, khác với phiên xét xử công khai, không phải ai cũng được tham dự phiên tòa mà chỉ có những thành phần như: Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết. Những người còn lại ví dụ như nhà báo hay thậm chí người thân của bị cáo, đương sự cũng không được quyền ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa. Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt đó là quyết định trong bản án của một phiên tòa xét xử kín dù là phiên tòa hình sự hay dân sự đều phải tuyên án công khai. Điều này được quy định tại Điều 327 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 267 Bộ luật Tố tụng dân sự như sau: 

 Điều 327 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo”.

Điều 267 Bộ luật Tố tụng dân sự 

“… Trường hợp Tòa án xét xử kín theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử chỉ tuyên công khai phần mở đầu và phần quyết định của bản án.”

>> Có thể bạn quan tâm: Thời hạn điều tra vụ án hình sự

Luật sư tư vấn hình sự

Trên đây là bài giới thiệu về thế nào là xét xử kín theo pháp luật Việt Nam . Để được cung cấp dịch vụ luật sư về thủ tục tố tụng hình sự cũng như pháp luật về giải quyết tranh chấp nói chung, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt.

Thông tin liên hệ:

 

Scores: 4.8 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 521 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *