Lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào?

Lừa dối khách hàng là hiện tượng khá bổ biến trong thời buổi hiện nay, hệ quả của nó mang lại còn tùy thuộc vào mức độ bị lừa dối của khách hàng. Vậy thế nào là lừa dối khách hàng? Hành vi này phải bị xử lý như thế nào? Để làm rõ các thắc mắc trên, hỹ cùng đi vào tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào?

Lừa dối khách hàng

Thế nào là lừa dối khách hàng?

Lừa dối khách hàng là việc người thực hiện mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ thực hiện hành vi gian dối, lừa gạt gây thiệt hại cho khách hàng.

Theo pháp luật hình sự, lừa dối khách hàng gồm các hành vi như cân, đo, đếm, tính gian hoặc đánh tráo loại mặt hàng… và hành vi này đã gây ra thiệt hại cho khách hàng.

Trách nhiệm hành chính về hành vi lừa dối khách hàng

Phạt hành chính về hành vi lừa dối khách hàng

Căn cứ theo Điều 61 Nghị định 98/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hành vi lừa dối khách hàng được xử lý như sau:

–         Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 5.000.000 đồng:

·        Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do nhầm lẫn;

·        Đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng;

·        Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ bị đánh tráo, gian lận cho khách hàng, người tiêu dùng;

·        Tự ý bớt lại bao bì, phụ tùng, linh kiện thay thế, hàng khuyến mại, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo khi bán hàng, cung cấp dịch vụ;

·        Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.

–         Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

–         Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

–         Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

–         Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Hình thức xử phạt bổ sung hành vi lừa dối khách hàng

Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục yêu cầu vô hiệu giao dịch do lừa dối

Biện pháp khắc phục hậu quả lừa dối khách hàng:

–         Buộc thu hồi hàng hóa không bảo đảm chất lượng đối với hành vi vi phạm theo quy định

–         Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định.

Lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào?

Lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào?

Trách nhiệm hình sự về hành vi lừa dối khách hàng

Bên cạnh trách nhiệm hành chính, hành vi lừa dối khách hàng còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 198 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể:

Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

–         Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

–         Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

–         Có tổ chức;

–         Có tính chất chuyên nghiệp;

–         Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

–         Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, để tránh việc bị lừa dối trong mua bán cũng như tiền mất tật mang, người sử dụng, tiêu dùng ở vị trí khách hàng cần phải sáng suốt trong lựa chọn dịch vụ, hàng hóa, góp phần đẩy lùi hành hành vi gian dối trên thị trường hiện nay.

>> Xem thêm: Giao dịch tiền ảo tại Việt Nam có bị cấm hay không?

Luật sư tư vấn về việc lừa dối khách hàng trong mua bán

Trên đây là nội dung giới thiệu về Lừa dối khách hàng bị xử lý như thế nào?. Mọi nhu cầu về pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn.

Thông tin liên hệ Công ty Luật Kiến Việt:

Liên hệ qua Website: https://luatkienviet.com/

Liên hệ qua điện thoại: 0386 579 303

Liên hệ qua Email: contact@luatkienviet.com

Liên hệ qua Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ công ty.

 

 

Scores: 4.5 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *