Thông thường thì việc thế chấp tài sản có thể hiểu là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu vay ngân hàng sẽ dùng tài sản của mình để thế chấp cho phía ngân hàng hay còn gọi là bên nhận bảo đảm để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, trong thực tế thường hay xuất hiện nhiều nguyên nhân khiến cho giao dịch bảo đảm không được thực hiện, không đúng, không đủ thì thì ngân hàng có quyền thu giữ tài sản thế chấp. Tuy nhiên, ngân hàng phải có nghĩa vụ thông báo cho bên bảo đảm trước khi thu giữ tài sản thế chấp. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Kiến Việt sẽ giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề trên theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp phải báo trước bao lâu?
Thế chấp là gì?
Theo như quy định của pháp luật tại Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:
- Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
- Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Khi nào ngân hàng được thu giữ tài sản thế chấp?
Theo như quy định của pháp luật tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 thì ngân hàng sẽ được thu giữ tài sản thế chấp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp phải báo trước cho người thế chấp
Ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp phải báo trước bao lâu?
Theo quy định của pháp luật tại Khoản 4 Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì thời hạn thông báo về việc thu giữ tài sản thế chấp phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp tài sản bảo đảm bị xử lý ngay theo quy định tại khoản 1 Điều 300 của Bộ luật Dân sự.
Phương thức báo trước của ngân hàng khi thu giữ tài sản thế chấp?
Theo quy định của pháp luật tại Khoản 2 Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì phương thức báo trước của ngân hàng khi thu giữ tài sản thế chấp sẽ được thực hiện như sau:
- Thực hiện theo thỏa thuận.
- Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu hoặc phương thức khác đến địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp.
- Trường hợp bên bảo đảm thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho bên nhận bảo đảm biết thì địa chỉ của bên bảo đảm được xác định theo địa chỉ đã được bên bảo đảm cung cấp trước đó, theo hợp đồng bảo đảm hoặc theo thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm.
Ngân hàng có được bán tài sản thế chấp khi không có sự đồng ý của khách hàng không?
Tại Khoản 7 Điều 323 Bộ luật dân sự 2015 thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm đã được nêu ở trên. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật tại Điều 304 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bán tài sản cầm cố, thế chấp như sau:
- Việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
- Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật dân sự và quy định sau đây:
- Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật dân sự.
- Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.
- Khách hàng phải có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản được quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015.
Như vậy, nếu như ngân hàng bán tài sản thế chấp mà không có sự đồng ý của khách hàng mà tài sản thế chấp đó thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản theo quy định của pháp luật thì ngân hàng không vi phạm pháp luật.
Luật sư tư vấn pháp lý về ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp
- Tư vấn về trình tự thủ tục xử lý và thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
- Xác định phương án giải quyết tối ưu cho khoản nợ hiện thời của khách hàng.
- Hỗ trợ soạn thảo các văn bản pháp lý cần thiết trong quá trình xử lý nợ, bao gồm: đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, biên bản hòa giải,…
- Giúp đỡ chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật để nộp cho các cơ quan có thẩm quyền.
- Giúp đỡ chuẩn bị hồ sơ chứng minh năng lực trả nợ của khách hàng.
- Giúp đỡ đàm phán, thương lượng với ngân hàng để gia hạn nợ hoặc giảm lãi suất.
- Giám sát, đảm bảo việc phát mãi tài sản thế chấp diễn ra đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung giới thiệu về ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp phải báo trước bao lâu. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý về ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt qua Hotline hoặc Zalo số: 0386579303 để được luật sư tư vấn giải đáp kịp thời.