Người thua kiện không chịu thi hành án thì phải làm sao?

Trong thực tiễn pháp lý, người thua kiện không chịu thi hành án phải làm sao là một câu hỏi được nhiều sự quan tâm của người thắng kiện vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về thời hạn bản án có hiệu lực cũng như hồ sơ, quy trình yêu cầu thi hành án khi người thi hành án không tự nguyện, đồng thời đề xuất những giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.

Người thua kiện không chịu thi hành án thì phải làm sao

Người thua kiện không chịu thi hành án thì phải làm sao?

Thời hạn để bản án dân sự có hiệu lực:

Cấp sơ thẩm: Bản án có hiệu lực khi không bị kháng cáo, kháng nghị

  • Thời hạn kháng cáo của đương sự là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
  • Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên là 30 ngày kể từ ngày tuyên án.
  • Lưu ý: Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
  • Bản án bị kháng cáo, kháng nghị: Chưa được thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định thi hành ngay căn cứ theo Điều 282 BLTTDS 2015.

Trường hợp thi hành ngay:

  • Cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân.
  • Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.

Cấp phúc thẩm:

Bản án có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án căn cứ theo Điều 313 BLTTDS 2015.

Tham khảo thêm: Quy định pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Người thua kiện không chịu tự nguyện hành án phải làm sao?

  • Sau khi nhận được hoặc được thông báo thi hành án hợp lệ, người phải thi hành án có 10 ngày để tự nguyện thi hành án căn cứ theo Khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014.
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.
  • Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần.
  • Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Khi hết thời hạn này mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành dù có điều kiện thì có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Căn cứ Điều 71 Luật Thi hành án dân sự, các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

  • Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
  • Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
  • Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
  • Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
  • Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
  • Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Người phải thi hành án sẽ phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án.

Hồ sơ, thủ tục yêu cầu cưỡng chế thi hành bản án

thủ tục yêu cầu cưỡng chế thi hành bản án

Thủ tục yêu cầu cưỡng chế thi hành bản án

Hồ sơ

  • Đối với các bản án về: Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; trả lại tiền, tài sản cho đương sự; tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản, thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; thủ trưởng cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định thi hành án trong 05 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định.
  • Đối với các bản án không thuộc trường hợp nêu trên, người yêu cầu thi hành án sẽ nộp đơn yêu cầu, bản án liên quan và các giấy tờ tùy thân đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền để yêu cầu thi hành án. Sau khi xem xét tính hợp lệ của yêu cầu thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định thi hành án.
  • Quyết định thi hành án sẽ được gửi hoặc thông báo đến người phải thi hành án.

Thủ tục thực hiện

Bước 1: Ra quyết định cưỡng chế thi hành án. Hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án, người phải thi hành án không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.

Bước 2: Chấp hành viên lập kế hoạch cưỡng chế. Căn cứ theo Khoản 29 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014, kế hoạch cưỡng chế sẽ gồm các nội dung:

  • Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế;
  • Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng;
  • Thời gian, địa điểm cưỡng chế;
  • Phương án tiến hành cưỡng chế;
  • Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế;
  • Dự trù chi phí cưỡng chế.

Bước 3: Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án.

Bước 4: Tiến hành cưỡng chế thi hành án.

Xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các đối tượng không thi hành án

Người không chấp hành quyết định thi hành án dân sự ngoài việc bị cưỡng chế thi hành án còn có thể bị phạt hành chính với số tiền lên đến 40.000.000 đồng căn cứ theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, người không thi hành án có thể bị xử lý hình sự theo Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015: “Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Xem thêm: Thẩm quyền thi hành án dân sự theo quy định mới nhất

Dịch vụ tư vấn cưỡng chế thi hành án

Luật sư tư vấn cưỡng chế thi hành án

Luật sư tư vấn cưỡng chế thi hành án

Hãy liên hệ luật sư để được hỗ trợ:

  • Luật sư sẽ tư vấn về quy trình thi hành án dân sự.
  • Luật sư trợ giúp quý khách hàng xác định hình thức thi hành án phù hợp.
  • Soạn thảo hồ sơ yêu cầu thi hành án.
  • Tham gia cùng bạn khi làm việc với cơ quan thi hành án.
  • Tư vấn về các vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành án.

Tham khảo thêm: Dịch vụ yêu cầu thi hành án dân sự

Trên đây là hướng dẫn về hồ sơ, quy trình giải quyết việc người thua kiện không chịu thi hành án bằng biện pháp cưỡng chế. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần luật sư sư dân sự tư vấn, vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 0386579303 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.

Scores: 4.2 (11 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Kiến Việt

Chức vụ: Công ty Luật Kiến Việt

Lĩnh vực tư vấn: Công ty Luật Kiến Việt đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và thực hiện thủ tục pháp lý chuyên nghiệp, uy tín trong các lĩnh vực về đất đai, bất động sản, doanh nghiệp đầu tư, đấu thầu xây dựng, tranh tụng vụ án dân sự, ly hôn, tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, dịch vụ luật sư hình sự, luật sư bào chữa, kháng cáo..

Trình độ đào tạo: Đại học Luật TP.HCM, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 690 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *