Quan hệ giữa cha – mẹ đối với con cái sau ly hôn vẫn có thể xuất hiện những mâu thuẫn hoặc những lý do khách quan, chủ quan quan mà vợ hoặc chồng muốn thay đổi người nuôi con. Để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho con cái, pháp luật cho phép vợ hoặc chồng được thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.
Có được thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn không?
Theo quy định khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (sau đây gọi là Luật HNGĐ 2014); cha, mẹ hoặc tổ chức được pháp luật quy định được quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tòa án căn cứ vào yêu cầu cũng như các trường hợp cụ thể và quy định pháp luật có thể ra quyết định thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn. Vậy, theo quy định của pháp luật, vợ hoặc chồng có thể thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Những trường hợp được thay đổi quyền nuôi con?
Thực tế, vợ hoặc chồng được trao quyền thay đổi quyền nuôi con, nhưng không phải mọi trường hợp quyền này được Tòa án ra quyết định và thực hiện. Việc thay đổi quyền nuôi con được tiến hành trong các trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật HNGĐ 2014.
Trường hợp 1: Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Đây là trường hợp phụ thuộc vào ý chí cả vợ và chồng cùng thống nhất trong việc thay đổi người trực tiếp nuôi con để dảm bảo quyền, lợi ích của con.
Trường hợp 2: Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Với trường hợp này, yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành nuôi con có thể chỉ xuất phát từ một phía vợ hoặc chồng, khi người trực tiếp nuôi con khi không đủ khả năng, điều kiện đảm bào cho sự phát triển của con. Với mong muốn bảo vệ con cái, pháp luật cho phép thay đổi quyền nuôi con trong trường hợp này.
>> Xem ngay: Thủ tục thay đổi họ trong khai sinh của con
Một số tiêu chí đề Tòa án xem xét thay đổi quyền nuôi con cho cha hoặc mẹ
Với mục đích là bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho con. Trước khi Tòa án ra quyết định thay đổi quyền nuôi con cho cha hoặc mẹ, Tòa án cần xem xét liệu cha mẹ sau khi được thay đổi quyền nuôi con có đủ điều kiện để tạo môi trường phát triển bền vững cho con cái hay không. Việc xem xét sẽ dựa trên một số tiêu chí tham khảo như sau:
Một là, điều kiện về vật chất. Điều kiện này có thể bao gồm các yếu tố như chổ ở ổn định, môi trường sinh hoạt lành mạnh, điều kiện học tập, …các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản của cha mẹ. Điều kiện vật chất sẽ là một trong các yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng cuộc sống của con cái nên nó ảnh hưởng đến việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Hai là, điều kiện về tinh thần, bao gồm thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; tình cảm đối với con từ trước đến nay; môi trường để con vui chơi giải trí; rèn luyện nhân cách, đạo đức; phát triển trình độ học vấn…. Đây là điều kiện về tinh thần cần đáp ứng vì điều kiện này ảnh hưởng đến quá trình khôn lớn, phát triền tính cách, không để con có những thói hư tật xấu.
Bên cạnh đó, trong trường hợp con trên 7 tuổi, Tòa án sẽ lắng nghe và xem xét nguyện vọng của con mong muốn được cha hay mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Người yêu cầu thay đổi quyền nuôi con có được yêu cầu cấp dưỡng không
Theo quy định của Luật HNGĐ 2014 thì
“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”
Cũng theo Điều 110 của Luật này về Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con thì Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Đồng thời, theo quy định của Điều 82 Luật HNGĐ 2014 về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì: …”2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 119 Luật này về Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì Người được cấp dưỡng hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Do đó khi yêu cầu thay đổi quyền nuôi con, cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng con có quyền đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu người còn lại mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
>> Xem ngay: Phân chia tài sản khi ly hôn
Yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn ở đâu?
Việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn quan trọng, ảnh hướng đến quyết định thay đổi quyền nuôi con.
Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là Tòa án nhân dân.
Việc xác định rõ Tòa án nào sẽ có thẩm quyền quyền giải quyết trong từng vụ việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn được xác định quy quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
>> Xem thêm: Ly hôn là giải quyết những vấn đề gì
Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Bên cạnh áp dụng đúng những trường hợp được yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Cha, mẹ cần thực hiện thủ tục thay đổi quyền nuôi con đúng quy trình theo quy định pháp luật. Cụ thể như sau:
Bước 1: Vợ hoặc chồng hoặc cả hai chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu cần thiết gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn nhận đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu do người khởi kiện hoặc người yêu cầu nộp và ghi vào sổ nhận đơn.
Bước 3: Thẩm phán được phân công tiến hành xem xét, giải quyết vụ việc dân sự về thay đổi quyền nuôi con theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Bước 4: Tòa án ra bản án quyết định thay đổi quyền trực tiếp nuôi con hoặc quyết định định khác.
Hồ sơ đề nghị thay đổi nguyền nuôi con
– Đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con;
– Bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của một hoặc hai bên
– Trích lục Giấy khai sinh của con
– Bản án /Quyết định của Tòa án về việc ly hôn và việc giao con cho cha/mẹ nuôi dường để làm căn cứ.
– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn. Một số tài liệu có thể tham khảo như: Tài liệu chứng minh về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người yêu cầu, ý kiến mong muốn của con nếu con từ trên 07 tuổi, các tài liệu chứng minh về quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và các điều kiện sống, học tập của con ở thời điểm hiện tại….
>> Bạn đã biết chưa: Bạo hành trẻ em, biết để đừng mắc phải
Liên hệ tư vấn thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Trên đây là nội dung giới thiệu về chủ đề “Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn”. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn pháp luật về Hôn nhân và Gia đình, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi – Công ty Luật Kiến Việt để được tư vấn và hướng dẫn thông qua:
- Công ty Luật TNHH Kiến Việt
- Website: luatkienviet.com
- Phone: 0386579303
- Email: contact@luatkienviet.com
- Facebook: https://www.facebook.com/luatkienviet
Xin cảm ơn!