Thủ tục thuận tình ly hôn trong phim có giống ngoài đời?

Phim tình cảm Việt Nam chiếu trên truyền hình thường có tình huống vợ chồng mâu thuẫn và sau đó ly hôn. Khi cặp đôi đòi ly hôn, một mô típ chúng ta thường được thấy là một bên đưa đơn ly hôn đã soạn sẵn để bên còn lại ký vào. Sau khi dằn vặt, suy nghĩ thì bên còn lại cuối cùng cũng ký vào đơn ly hôn. Sau đó một bên xách vali bỏ đi để cho bên còn lại tự làm thủ tục ly hôn và chúng ta hiểu là vợ chồng họ đã thuận tình ly hôn xong. Ví dụ trong bộ phim “Về nhà đi con” gây sốt, ở tập 78 có cảnh ở quán nước, Thư ký vào đơn ly hôn do Vũ đưa và hai bên đã khóc rất nhiều. Đây là cảnh gây nhiều cảm xúc cho khán giả.

Thủ tục thuận tình ly hôn trong phim có giống ngoài đời?

 

 

Vậy thủ tục ly hôn mà chúng ta hay xem trên phim có giống như quy định pháp luật và đúng trên thực tế hay không? Thực ra những điều chúng ta được xem trên phim không giống ở ngoài đời và đã được đạo diễn đơn giản đi cho phù hợp với phim. Thủ tục thuận tình ly hôn trên thực tế không đơn giản như trên phim.

  • Theo quy định tại Điều 396 Bộ luật tố tụng dân sự thì việc cả hai đồng ý ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và cùng ký vào đơn ly hôn thì vợ, chồng cùng được xác định là người yêu cầu. Do đó trên thực tế các tòa án sẽ yêu cầu cả hai vợ chồng cùng đến nộp đơn (để xác định đúng là hai vợ chồng cùng thuận tình ly hôn, là người ký tên trên Đơn ly hôn).
  • Sau khi qua bước nộp đơn và đã được tòa án chấp nhận Đơn, bước thứ hai là vợ, chồng đóng lệ phí giải quyết ở Cơ quan thi hành án (hiện nay thuận tình ly hôn đương sự đóng 300.000 đồng). Trên thực tế có cơ quan thi hành án sẽ yêu cầu cả hai vợ chồng phải cùng đóng lệ phí này (có nơi tạo điều kiện thì chỉ cần 1 trong 2 vợ chồng).
  • Sau khi đã nộp lệ phí, vợ chồng nộp lại Biên lai cho tòa án. Tòa án vào sổ thụ lý việc dân sự. Bước thứ 3 là tòa án sẽ tiến hành hòa giải để đoàn tụ giữa hai vợ chồng. Do đó cả hai vợ chồng một lần nữa phải tới tòa án để tòa án tiến hành hòa giải và ký vào Biên bản.
  • Trường hợp hai vợ chồng chấp nhận hòa giải thì tòa án sẽ lập Biên bản và đình chỉ việc ly hôn. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, với điều kiện đáp ứng cả 3 điều kiện:

a) Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;

b) Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

c) Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Như vậy ta thấy rằng theo quy định và trên thực tế, cho dù cả hai vợ chồng đồng ý ly hôn và thỏa thuận được tất cả các vấn đề (ly hôn, con cái, tài sản) thì ngoài việc cùng ký tên vào Đơn ly hôn, cả hai vợ chồng đều cùng phải tới tòa án ít nhất 2 lần thì thủ tục ly hôn mới hoàn thành. Ngoài ra theo quy định của luật, đối với vụ việc ly hôn (thuận tình ly hôn và ly hôn đơn phương) vợ, chồng cũng không thể ủy quyền cho người khác thay mình quyết định và giải quyết ly hôn.

Do đó nếu như chỉ ở nhà ký tên và một bên ra đi, thì bên còn lại không thể hoàn thành việc ly hôn. Tòa án không thể xác định có đúng cả hai đã ký tên hay không và ý định ly hôn của cả hai.

Thủ tục thuận tình ly hôn trong phim có giống ngoài đời?

Phân cảnh Thư ký vào đơn ly hôn với Vũ trong Phim “Về nhà đi con” chiếu trên Đài truyền hình VTV

Bản quyền bài viết thuộc về Luật Kiến Việt.

Scores: 4 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Đỗ Thanh Lâm

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Bất Động Sản, Dự Án Đầu Tư, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân sự, HNGĐ, Lao Động, Hợp Đồng, Hình Sự, Hành Chính và tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp, tranh tụng...

Trình độ đào tạo: Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 14 năm

Tổng số bài viết: 559 bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *