Trách nhiệm của tổ chức hành nghề công chứng khi văn bản công chứng bị Tòa tuyên vô hiệu là vấn đề được nhiều người tham gia giao dịch quan tâm. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Như vậy, đối với văn bản công chứng bị Tòa tuyên vô hiệu thì trách nhiệm bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng như thế nào? Hãy cùng Luật Kiến Việt tìm hiểu và phân tích nhé.
Văn bản công chứng có giá trị pháp lý như thế nào?
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Theo đó:
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.
- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Trách nhiệm bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng
Những trường hợp văn bản công chứng bị vô hiệu
Theo quy định của pháp luật công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Nhưng pháp luật dân sự cũng có quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Do đó, một văn bản công chứng bị tuyên vô hiệu khi không đáp ứng được điều kiện của một giao dịch dân sự có hiệu lực nêu trên khi:
- Người yêu cầu công chứng không tự nguyện yêu cầu công chứng,
- Người làm chứng không đủ điều kiện theo quy định của Luật Công chứng.
- Cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề công chứng nhưng đã công chứng tại văn bản công chứng, giả mạo người yêu cầu công chứng,
- Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng,
- Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực.
Như vậy nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong văn bản công chứng thì Tòa án sẽ có quyền tuyên bố văn bản công chứng này vô hiệu theo quy định của pháp luật công chứng.
Trách nhiệm bồi thường do văn bản công chứng vô hiệu
Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng như sau:
- Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
- Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Do đó, khi có căn cứ cho rằng văn bản công chứng bị vô hiệu do lỗi của công chứng viên thì cá nhân, tổ chức có liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng đó vô hiệu và yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng bồi thường nếu có thiệt hại phát sinh trên thực tế.
>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục yêu cầu vô hiệu giao dịch do lừa dối
Trách nhiệm của tổ chức hành nghề công chứng
Thời hiệu yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Quy định của pháp luật về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125 (Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện), 126 (Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn), 127 (Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép), 128 (Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình) và 129 (Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức) của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
- Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
- Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
- Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
- Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 (giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội) và Điều 124 (Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo) của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
(Điều 132 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Điều 4 Luật Công chứng năm 2014 quy định nguyên tắc hành nghề công chứng:
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; 2. Khách quan, trung thực; 3. Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. 4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.
Điều 76 Luật Công chứng năm 2014 quy định giải quyết tranh chấp:
Trong trường hợp giữa người yêu cầu công chứng và công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng có tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng thì các bên có quyền khởi kiện vụ việc ra Tòa án để giải quyết tranh chấp đó.
Trên đây là nội dung phân tích Trách nhiệm bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng khi văn bản công chứng bị Tòa tuyên vô hiệu theo luật hiện hành. Mọi nhu cầu dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ với công ty luật Kiến Việt qua Hotline: 0386.579.303 để được luật sư tư vấn hướng dẫn cụ thể.